Đình Xuân Lâm
Xưa cổ nhân khắc văn bia chắc chờ ngày sau hậu thế có lúc lục tìm tra vấn, nhưng đá rồi mỏi mòn, chữ mỗi ngày thêm lem mờ, chụp ảnh nào thấy gì đâu!
錦 鋪 三 邑 春 林 乃 其 一 也 邑 古 林 沙 自 爲 春 林
Cẩm Phô tam ấp. Xuân Lâm nãi kỳ nhất dã.
Ấp cổ Lâm Sa tự cải vi Xuân Lâm.
Xuân Lâm ấp
Vậy theo nội dung bi ký thì cựu xã Cẩm Phô có ba ấp mà Xuân Lâm là một trong số đó. Ấp xưa gọi là Lâm Sa sau đổi lại là Xuân Lâm.
Bia đá đình Xuân Lâm
Nội dung bi ký do nhà giáo Phạm Thúc dịch nghĩa:
"Khoảng đất cựu này tất có xóm dân. Há lại tin rằng không có ấp nào ư? Huống hồ làng ta tự đã có ấp. Lệ thường xưa là vậy!... ... ...
Vùng đất này ít người, sau dần dần mở mang. Miếu sở theo đất hướng nam. Miếu có quy mô vừa nhỏ nhưng trong đó nhìn ra thật tráng lệ gồm một tòa nhà cũ nay đã đổi mới cơ bản.
Thần có miếu, người đều tụ hội cũng do cơ trời bồi đắp thêm tinh hoa. Nay truy lại lai lịch sáng lập ra để người hội họp đông đúc, nên lấy đó làm điều công đức lớn.
Tấm lòng tôn kính cảm nhận lời nói phẩm bình công lao đã có cả bốn mùa. Xưa nay vẫn có bản bia đá như núi ghi công đức để lại ngàn năm.
Duy Tân năm thứ tư (1910) Canh Tuất mùa thu ngày tốt."
Đúng là năm 1910 đình đưa vào khánh thành nhưng đình được khởi tạo từ năm 1905, xà cò ghi:
Thành Thái thập thất niên tuế thứ Ất Tỵ niên. Xuân Lâm ấp, bổn ấp đồng tạo
Với tín ngưỡng dân gian, đình Xuân Lâm phối thờ đơn giản nhưng đầy đủ và hợp lý với quy mô là một miếu ấp. Hậu tẩm chính giữa thờ chung Thiên thần, Nhân thần, không phân biệt từng danh hiệu thần. Gian tả thờ âm linh cô hồn không nơi nương tựa. Gian hữu thờ các bậc tiền vãng dân ấp, đứng đầu là tiền hiền, hậu hiền khai khẩn khai cơ.
Đình cũng có nhiều hoành phi câu đối thể hiện lòng sũng tri muôn thuở đồng thời tụng ca ân trạch của chư vị chư thần.
HỘ QUỐC TỲ DÂN: Giúp nước gìn dân
DƯƠNG TẠI THƯỢNG: Mênh mông trên đầu ta...
DƯƠNG TẠI THƯỢNG: Mênh mông trên đầu ta...
Cẩm Phô có nhiều miếu ấp và cả miếu làng (xã), nhưng theo lời các bậc cao niên thì hội lễ đình Xuân Lâm thường đông vui hơn, có lẽ đình nằm trong lòng thị tứ.
Thời Pháp chiếm, đối diện đình là một nhà hát có tên là Đồng Lạc (Cùng vui). Nhưng cũng như con tàu Titanic (Không chìm), nhà hát Đồng Lạc chỉ trình diễn được một lần rồi bị bà hỏa thiêu rụi (hết vui!!).
Cũng tại nơi đây, những ngày đầu Việt Minh cướp chính quyền đã có những buổi tuyên truyền về chủ nghĩa Cộng Sản và con đường Mác-xít mà một trong ba người diễn thuyết lại là một võ sĩ quyền anh đương thời: Ông Huỳnh Đắc Công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét