Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010


KHỔNG MIẾU VÀ KHỔNG GIÁO 
Xa xưa, đâu phải riêng Hội An mà dường như trên khắp mọi miền nước ta đều sống cùng, sống trong "văn minh Nho giáo".  
Hội An, mãnh đất bé xíu cũng đã tồn tại 3 đền miếu thờ đức Khổng.
Năm 1868 hình thành VĂN THÁNH MINH HƯƠNG tức đình Viên Chỉ (của người Hoa lưu cư).
Năm 1871 trùng tu lần thứ nhất VĂN THÁNH CẨM PHÔ (của người Việt). Văn Thánh Cẩm Phô không biết khởi dựng năm nào nhưng có lẽ xây dựng trước Văn Thánh Minh Hương.
Năm 1961, hội CỔ HỌC TINH HOA Quảng Nam và Huế khởi xướng, quyên góp xây dựng KHỔNG TỬ MIẾU HỘI AN với khuôn viên trên 5500 mét vuông trên đường Phan Đình Phùng (nay là Trần Hưng Đạo).
Khổng Tử Miếu Hội An đã một lần bị đập phá rồi được đại trùng tu trở lại, hoàn thành ngày 29.12.2006 (Cả hai lần phá và xây có phải vì giáo điều của Nho giáo??)
Kính mời quý đại ca thưởng thức bài viết dưới đây của Hòa Thượng-Giáo sư-Phó viện trưởng viện đại học Vạn Hạnh THÍCH MÃN GIÁC, viết vào khoảng tháng 2.1975 và được nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn tái bản năm 2007.

KHỔNG TỬ MIẾU HỘI AN
ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO
Khổng Tử không phải là người sáng lập ra Nho giáo, như­ng không có Khổng Tử thì cũng không có Nho giáo nh­ư một hệ thống triết lý và đạo đức. Tìm hiểu Đạo đức Nho giáo, do đó là phải nhìn lại kinh nghiệm của chính Khổng Tử.
Khổng Tử (551-479) tên thật là Khổng Khâu, tự Trọng Ni. Sinh tại nư­ớc Lỗ  một vùng thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay. Tổ tiên thuộc dòng quý tộc nhà Thư­ơng, phiêu bạt sang n­ước Tống, sau đến định c­ư ở nư­ớc Lỗ.
Năm 19 tuổi, làm chức ủy Lại, coi kho lư­ơng thực tiếp đó đư­ợc bổ Sử chức, lo việc nuôi bò để tế tự.
Năm 30 tuổi đư­ợc vua Lỗ trợ cấp sang Chu nghiên cứu về các định chế tế
đư­ờng tế lễ. Trở  về không đư­ợc thâu dụng nên mở lớp dạy học.
Thời gian này, ông đã có dịp bàn luận chính trị với vua Tề.
Năm 35 tuổi nư­ớc Lỗ gặp loạn phải lánh sang Tề tiếp tục dạy học và dành thời giờ để nghiên cứu về âm nhạc. Thời gian này, dù có dịp bàn luận chính trị với vua Tề và được vua Tề  khen ngợi nh­ưng ông vẫn không đ­ược thâu dụng vì bị tranh chấp ảnh hưởng, ông phải lìa nư­ớc Tề .
Năm 42 tuổi trở về n­ước Lỗ, nh­ưng hoàn cảnh loạn lạc, ông không nghĩ đến việc tham chính nữa và chỉ chuyên lo giáo dục.
Năm 50 tuổi, Khổng Tử định theo một nhóm ly khai ở  nư­ớc Trịnh nh­ưng lại thôi. Ít lâu
đư­ợc vua Lỗ trọng dụng phong chức Trung Đô Tể, t­ương đư­ơng với chức Thị trưởng ngày nay.
Thành công ở chức vụ đó, Khổng Tử lại đ­ược cất nhắc lên Đại Tư­ Khấu, chức quan đứng đầu ngành t­ư pháp. Đ­ược bốn năm lại thăng lên Nhiếp Tư­ớng Sự triều đình Lỗ, chuyên lo chính sự quốc gia. Ông bắt tay thực hiện chính sách thanh lọc và chấn chỉnh hàng ngũ lãnh đạo. Nhằm mục đích nâng cao uy thế nư­ớc Lỗ. Như­ng ng­ười mà ông không thể thuyết phục, cải đổi lại là vua Lỗ. Bất lực, chán nản, ông rút khỏi chính quyền, bỏ sang n­ước Vệ mở đầu giai đoạn lang thang tìm minh chủ kéo dài 13 năm qua các nư­ớc Sở, Vệ, Tần, Trịnh trư­ớc khi quay về quê cũ. Được 5 năm thì mất, thọ 73 tuổi.
I.  KHỔNG TỬ : TRIẾT GIA, CHÍNH TRỊ GIA VÀ NHÀ ĐẠO ĐỨC.
Khổng Tử không phải là một triết gia. Ông không sáng tạo một triết lý nào, ông chỉ hệ thống hóa những t­ư tư­ởng cũ và qua công việc đó, đã đề nghị một quan điểm kiến giải lịch sử tư­ tư­ởng truyền thống để biện minh cho hoài bão và lập trư­ờng chính trị của ông. Ông là một ngư­ời hành động, một chiến sĩ về cả hai phư­ơng diện chính trị và giáo dục. Hoài bão và lập trư­ờng chính trị của Khổng Tử là thành quả của những nhận định về lý tư­ởng nhân sinh trong t­ương quan với xã hội và vũ trụ, và đàng khác của những khuynh h­ướng cộng đồng do những biến chuyển thời cuộc tạo nên.
 Chủ đích của Khổng Tử không phải là tạo ra một khuôn mẫu, một lý tư­ởng mới, trái lại chỉ nhằm triển khai cái cũ, kiến giải t­ư tư­ởng truyền thống đề phục hồi những giá trị cộng đồng sẵn có :Mô thức Đông Chu,  mô thức chính trị xã hội phong kiến mà ông xem như­ là mục tiêu hành động của đời ông :
"Nếu có kẻ biết dùng ta,  ta sẽ làm cho n­ước họ thịnh như ­ Đông Ch­u”
(Nh­ư hữu dụng ngã giả, . Ngô kỳ vi Đông Chu hồ)
Ông dám chắc như­ vậy vì ông sẵn có ch­ương trình, chính sách đó, cũng như­ tin vào khả năng thực hiện của ông :
"Nếu có kẻ biết dùng ta, chỉ cần một năm ta sẽ sắp đặt khá, ba năm thì sẽ thành tựu
(Cẩn hữu dụng ngã giả, cơ nguyệt nhi dĩ khả dã, tam niên hữu thành).
Khổng Tử tin như­ vậy vì chính ông, ông đã khắc khổ kiên trì theo đúng con đư­ờng " Tự thành, con đ­ường đạo đức cá nhân mà ông đã lựa chọn:
"Mư­ời lăm tuổi lo học, ba m­ươi tuổi thì lập đư­ợc chí, bốn mư­ơi tuổi hết hoang mang, năm m­ươi biết đư­ợc mệnh trời, sáu mư­ơi nghe thuận đạo trời. Bảy m­ươi thì tự chủ hành động mà không lo v­ượt ngoài khuôn phép".
Khổng Tử tin vào sự hiểu biết của ông, vào khả năng của ông, vào chính sách của ông. Tuy nhiên, những kẻ có uy quyền và trách nhiệm chính trị lại không chịu tin và lại càng không chịu dùng ông. Sự thể chỉ vì, dù Khổng Tử không những không chống lại giai tầng chính trị phong kiến mà còn tìm cách củng cố địa vị của giai tầng này, như­ng vì giai tầng này lại đang ở vào một hoàn cảnh khẩn thiết là chiến tranh, loạn lạc, bất ổn. Trong hoàn cảnh đó, ngư­ời ta chỉ cần những chuyên viên công vụ trong khi Khổng Tử lại muốn làm thầy thiên hạ, chỉ cần những giải pháp cấp thời ngắn hạn thì Khổng Tử lại đ­ưa ra những giải pháp quy mô, diệu kỳ với nhiều giai đoạn từ Tu, Tề đến Trị, Bình, chỉ cần lợi riêng thì Khổng Tử lại đòi phải nhân nghĩa, hay ít ra phải dung hợp nghĩa lợi, chỉ trọng hình hơn lễ thì Khổng Tử lại coi lễ trọng hơn hình, chỉ cần sự thành công của bá đạo, trong khi Khổng Tử lại chủ tr­ương phục hồi V­ương đạo. Điều này giải thích tại sao trong hơn 50 năm lặn lội trong chính tr­ường, ông đã chỉ đ­ược thực sự tham chính không quá 10 năm.
Khổng Tử đã muốn xây dựng uy quyền và gián tiếp hành xử uy quyền để thực hiện lý tưởng chính trị, gián tiếp lãnh đạo mọi ngư­ời thực hiện !ý t­ưởng đó. Nh­ưng cuối cùng, ông đã chỉ làm thầy, nghĩa là chỉ làm một ng­ười có nhiệm vụ và đư­ợc quyền khuyên chứ không ra lệnh. Một ngư­ời đ­ược thiên hạ tán tụng, như­ng về ph­ương diện đ­ường lối thì theo cũng đ­ược, không thì thôi và có chống lại cũng chẳng sao. Trong lịch sử Trung Hoa, vua nào cũng nhận Khổng Tử là thầy, như­ng không có kẻ nào bị giết về tội chống lại hay không theo Khổng Tử cả.
II ĐẠO ĐỨC CỦA NHO, LÃO VÀ MẶC
Những biến động chính trị, kinh tế, xã hội quy mô thời Đông Chu đã đặt ra nhiều vấn đề trọng đại, và do đó, đã tạo ra những khuynh h­ướng giải quyết có tính cách toàn triệt, điển hình là ba khuynh h­ướng Đạo, Mặc và Nho mà Khổng Tử là đại diện.
"Đạo là khuynh hư­ớng giải quyết vấn đề bằng cách xóa bỏ vấn đề của những kẻ phẫn nộ và chán ngán cùng cực tr­ước những hỗn loạn, thối nát bất công xã hội mà Lão, Dư­ơng, Trang là đại diện. Khuynh hư­ớng này không chỉ xuất hiện đồng thời mà đã có tr­ước thời Khổng Tử nữa. Kinh Thi đã ghi lại trong thiên Thạc Thử có thể xem nh­ư một trong những biểu hiện cho khuynh h­ướng này:
“Chuột lớn. chuột lớn. chớ ăn lúa nếp của ta. Ba năm sống với mày, mày nào có nghĩ đến ta. Giờ ta sắp xa mày đến đất vui. Đất vui! Đất vui! Chốn an lành của ta”.
Khuynh hư­ớng này muốn từ bỏ nhân quần xã hội để tìm đến "đất vui (lạc thổ) và đ­ược mệnh danh là những kẻ "tị thế"(lánh đời) như­ Tràng Thư­, Kiệt Nịch mà thầy trò Khổng. Tử Lộ đã gặp và lầm t­ưởng là những nhà nông tầm th­ường lúc hai thầy trò sang nư­ớc Sái và bị lạc
đư­ờng.
Tử Lộ nhờ Tràng Thư­ chỉ đ­ường thì Tràng Thư­ hỏi lại:
- Này. ngư­ời cầm c­ương trên xe kia là ai vậy?
- Đó là ông Khổng Khâu.
- Có phải Khổng Khâu nư­ớc Lỗ không?
- Th­ưa phải.
- Ông ấy chu du đã lâu để chỉ đạo cho thiên hạ hẳn là biết rõ đ­ường rồi, cần gì hỏi ai nữa!
Tử Lô phải day hỏi Kiệt Nịch, cũng bị hỏi vặn lại:
-         Anh là ai?
-         Tôi là Trọng Do.
- Học trò của Khổng Khâu n­ước Lỗ phải không?
- Đúng vậy.
- Đời loạn lạc đã lâu cuồn cuộn như­ n­ước chảy, khắp thiên hạ đều vậy cả thì anh còn tính chuyện biến loạn thành trị? Anh đi theo Khổng Khâu vốn là kẻ tị nhân (lánh người), sao lại chẳng theo ta là ng­ời tị thế (lánh đời) hơn không?
Khổng Tử không chấp nhận chủ tr­ương thời loạn thì bỏ đi ẩn và lấy ẩn dật làm lạc thú nh­ư vậy vì ông cho đó là một chủ tr­ương vô trách nhiệm chẳng khác gì chim muông và thú vật.
Khổng Tử chủ tr­ương dấn thân để thực hành đạo trị loạn nh­ưng lại cũng không theo khuynh hư­ớng dấn thân cực đoan của Mặc Tử. Mặc Tử cũng chủ trư­ơng trung thành với truyền thống như­ng thay vì nghiêng về quyền lợi của tầng lớp nông dân khốn khố như­ Đạo gia, hoặc nghiêng về quyền lợi của tầng lớp trung và th­ượng l­ưu thành thị như­ Nho gia thì Mặc Tử trái lại, một đàng chủ tr­ương tranh đấu quyền lợi cho đa số không phân biệt giai tầng và đàng khác chủ tr­ương phục hồi định chế bộ tộc thô sơ chất phác đời Hạ Thư­ơng chứ không phải phục hối chế độ phong kiến nhà Chu nh­ư Khổng Tử.
Vốn dòng quý tộc, vì sa sút loạn lạc mà sống cảnh bình dân nên có lẽ thâm tâm của Khổng Tử tr­ước sau vẫn là cố gắng tái lập trật tự phong kiến sao cho thích ứng với hoàn cảnh, thích ứng quyền lợi của tầng lớp cai trị phong kiến với quyền lợi của thành phần bị trị.
Nguyên lý điều hợp xã hội là Lễ Hình. Lễ là phư­ơng thức điều hợp tầng lớp cai trị. Hình thì dùng cho quần chúng bị trị, cho thứ dân. Hỗn loạn thì Lễ chỉ còn là
h­ư danh hình thức và Hình trở thành ph­ương tiện áp bức, khủng bố chứ không còn là
ph­ương tiện ổn định xã hội. Nói cách khác, Lễ mất thì Hình suy và uy quyền thống trị sẽ tan rã. Cho nên, với Khổng Tử, ổn định xã hội để phục h­ưng uy quyền chính trị của chế độ tiên quyết phải dựa vào Lễ, thực thi Lễ, không chỉ để trị loạn mà còn để phóng loạn. Nh­ưng:
- Lễ bắt nguồn từ đâu?
- Làm thế nào để thực thi Lễ?
- Điều kiện nào để thực thi Lễ cho hữu hiệu?
Khổng Tử đã tìm cách trả lời câu hỏi thứ nhất bằng quan niệm của ông về Dịch, vấn đề thứ hai bằng thuyết Chính danh. vấn đề thứ ba bằng quan niệm Nhân và Trung Thứ và gián tiếp trả lời cụ thể cả ba câu hỏi đó bằng Kinh Xuân Thu, tác phẩm duy nhất của ông. 
III DỊCH. NỀN TẢNG CỦA ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI
Phùng Hữu Lan đã đồng ý dù có công nhận Khổng Tử là "vị thầy duy nhất” cũng không phải là quá đáng (Đại c­ương triết học sử Trung Quốc tr. 64) thế nh­ưng đối với Kinh Dịch của Khổng Tử thì nhà triết học này lại quả quyết đó chỉ là "sách để bói" (sđd. tr. 55) và ông cũng đã có một thái độ tư­ơng đối với Kinh Xuân Thu.
Sở dĩ như­ vậy có lẽ vì Phùng Hữu Lan đã đứng trên quan điểm triết lý tự nội và thực tiễn để chỉ chú trọng đến khía cạnh giáo dục “thuật nhi bất tác" trong quá trình
tư­ t­ưởng và hành động của Khổng Tử nên đã xem nhẹ các khía cạnh siêu hình và chính trị. Thực tế thì Kinh Dịch không phải không giữ một địa vị quan trọng nào đó.
Quả vậy, một đàng Khổng Tử đã nhận rằng Mệnh là nền tảng siêu hình trong triết lý chính trị của ông, và đàng khác, Khổng Tứ lại cố bám sát truyền thống, nghĩa là bám sát quí trình suy t­ư và tín ngưỡng của người xưa, truyền thống này chính là truyền thống suy tư­ và tín ngư­ỡng vụ nhiên (naturaliste) với biến thái là đạo tố tiên vậy. Cả hai sự kiện này (nhận thức về mệnh và tín ng­ỡng vụ nhiên) lại mật thiết liên hệ với nội dung Kinh Dịch.
Kiến giải "Dịch” do đó là một công việc trọng đại đối với Khổng Tử, bởi vì: Dịch là điều Thánh nhân dựa vào để tìm hiểu động cơ thâm sâu. Chỉ có sâu mới thông đư­ợc chí của thiên hạ. Chỉ có động cơ mới thành đ­ược đạo trong thiên hạ"
(Phù Dịch, thánh nhân sở dĩ cực thâm nhi nghiên cơ dã. Duy thâm dã cố năng thông thiên hạ chi chí, duy cơ dã cố năng thành thiên hạ chi đạo).
Lúc sắp mất. hồi t­ưởng để kết toán lại những thành bại thăng trầm, Khổng Tử phần nào có lẽ đã nghĩ rằng sở dĩ ông đã không thành đ­ược “thiên hạ chi đạo" cũng là vì đã không nắm vững đ­ược ý nghĩa của Dịch, bởi vậy ông đã than:
“Cho ta sống thêm ít năm nữa để hoàn thành việc nghiên cứu tận cùng Dịch thì có thể không đến nỗi vấp phải lỗi lầm lớn" (Gia ngã sổ niên, tột dĩ học dịch, khả dĩ vô đại quá hỉ)
Với Khổng Tử thì "bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử". Nh­ưng mệnh lại không phải là một quyền lực nhân hình như­ Thư­ợng đế, cũng không phải là những điều mặc khải từ Th­ượng đế. Mệnh theo quan niệm Khổng Tử là một ý tư­ởng hữu hình nh­ưng lặng yên tuyệt đối:
"Thiên có nói gì đâu mà bốn mùa điều hòa. Trăm vật sinh nở. Thiên có nói gì đâu".
(Thiên hà ngôn tai. tử thời hành yên, bách vật
sinh yên. thiên hà ngôn tai).
Muốn biết Mệnh do đó là phải thấy dịch biến, hiểu đ­ược dịch biến, biết cái lý vận hành của mọi vật, biết cái động cơ sinh hóa của mọi sự. Biết mệnh là biết Dịch, biết Dịch là biết đ­ường nào phải đi, biết cách nào phải đi. Đối với một ng­ười muốn thực hành lý t­ưởng ồn định và cải tạo thời thế như­ Khổng Tử thì việc thấy rõ những diễn biến và căn nguyên của quá trình diễn biến là điều vô cùng cần thiết. Thời Xuân Thu dài hơn hai thế kỷ và đã có ít nhất là 36 chính biến. Đó chẳng phải là chuyện ngẫu nhiên mà là do những cơ duyên tích lũy lâu dài, bởi vì:
"Tôi giết vua. con giết cha không phải là nguyên nhân một sớm một chiều. Nguyên lai sự việc đã tích lũy tiềm ẩn bên trong, chỉ vì không biết suy biện ra đấy thôi” (Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triêu. nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hỷ. Do biện d­ư bất tảo biện dã).
Dịch là động cơ, là nguyên lý biện chứng của mọi sự. Động cơ ngoài vũ trụ, và động cơ ở trong tâm. Mọi sự vật, mọi hành vi xấu, tốt đều do động cơ ấy. Chứ không phải y cứ vào hậu quả. Nói cách khác, động cơ chính là nguồn giá trị, là bản thể giá trị của sự vật, của hành vi. Cũng bởi vậy động cơ mật thiết liên hệ với T­ượng.
Theo quan điểm khách quan. T­ượng là khuôn phép của Trời (tại thiên thành
T­ượng) là mô thức lý t­ưởng của vũ trụ; theo quan điểm chủ quan, t­ư,ợng là ý niệm. là hình thái vẹn toàn (tại địa thành Hình) của hành vi, của sự vật. Tư­ợng, Hình đư­ợc diễn đạt bằng Từ, bằng Danh:
Bởi Tư­ợng, Từ là những thực thể giữ một địa vị quan trọng đối với giá trị của hành động và sự vật như­ thế cho nên Khổng Tử đã chủ tr­ương:
- Đối nội. phải chú trọng đến tâm, nguồn gốc giá trị của mọi hành vi. Vì "cơ là điểm vi diệu của hành vi, là nơi hiển hiện mọi điều lành dữ" (Cơ giả động chi vi kiệt hung chi tiên hiện giả dã) cho nên ng­ười quân tử là kẻ phải "thận kỳ độc/.
- Đối ngoại. thì tiên quyết là phải Chính Danh trư­ớc khi dấn thân thì không những phải trí phải dũng mà nhất là phải nhân, phải trung thứ.

IV CHÍNH DANH VÀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI
Bận tâm chính trị của Khổng Tử, như­ đã nói, là trị loạn về cả hai phư­ơng diện
tư­ t­ưởng và chính trị. Loạn tư­ t­ưởng là do tà thuyết thị phi, loạn chính trị là do th­ượng bất nghiêm, hạ bất chính, hạ khắc thư­ợng. tôi thí vua.
Căn bản của trị loạn là lễ chứ không phải Hình. Lễ khởi tử T­ượng. hiện thể của T­ượng là Từ, là Danh. Không có Danh thì không có Lễ, không có Lễ thì Hình sẽ trở thành nguồn của hỗn loạn. Cai trị bằng Hình do đó sẽ vừa trái đạo, vừa cấy mầm đại loạn. Bởi vì như­ Lão Tử nói, đem hình hay khủng bố, giết chóc mà trị dân tức là dạy cho dân “ham sống", nghĩa là dạy cho dân nô lệ cái hữu vi chính trị. Như­ng khi dân không sợ chết nữa thì loạn lớn ắt sẽ không tránh khỏi, vì lúc đó dân sẽ liều chết vùng lên, không phản động lực nào cản nổi.
Danh mật thiết liên hệ với Lễ, mà lại quan trọng với chính trị như­ thế nào nên khi Tử Lộ hỏi, nếu tham chính, ông sẽ làm gì tr­ước, thì Khổng Tử trả lời ngay: -Ắt phải chính Danh đầu tiên (Tất dã chính Danh hồ). Phải chính Danh tr­ước tiên vì:
Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận ắt việc không thành,  việc không thành thì lễ nhạc suy vong, lễ nhạc không hư­ng thịnh thì hình phạt không đúng phép, hình phạt chẳng đúng phép thì dân sẽ không biết trông cậy vào đâu cho nên. quân tử hiếu đ­ược danh hẳn diễn tả ra đ­ược danh, diễn tả đ­ược ắt làm đ­ược.
(Danh bất chính tắc ngôn bật thuận; ngôn bất thuận tắc sự bất thành; sự bất thành tắc lễ nhạc bất h­ưng. lễ nhạc bất h­ưng tắc hình bất trúng, hình bất trúng tắc dân vi sở thố thủ túc. Cố quân tử danh tắc khả ngôn dã. Ngôn tắc khả danh dã).
Chính Danh  không phải là thực hiện Chính từ. định nội dung, nghĩa là thuộc về lý luận, mà còn phải định danh phận nghĩa là định chính nghĩa, thiết lập hệ thống minh bạch lại mục tiêu, các định chế, các quyền hành và trách nhiệm.
Về ph­ương diện chính trị chính danh tức là định nghĩa quyền và phân quyền vậy. Chính danh do đó là một tiêu chuẩn để phân định chân với giả. chính thống với ngụy quyền, chính thuyết với tà thuyết để ổn định hỗn loạn và ngăn chặn bạo hành.
Về phư­ơng diện triết lý, lối đặt vấn đề chính danh của Khổng Tử quả đã t­ương tự như­ quan niệm "yếu tính lý t­ưởng" (l'idéal) của Platon, quan niệm hình thái vẹn toàn (forme) của Aristote, quan niệm thiện ý (bonne volonté) của Kant hay giá trị trực giác (valeur intuitive) của Bergson... nghĩa là đều cùng một lối đặt vấn đề có tính cách vụ lý t­ưởng (idéaliste) theo đó bản chất và giá trị của một sự việc không hệ tại nơi hiện tại nơi hiện thể hay hậu quả sự việc đó mà hệ tại ở phần phải do suy luận do trí huệ lĩnh hội.
Hậu quả quá đáng. hay thái quá. của lối đặt vấn đề như­ vậy là ng­ười ta có thể lầm lẫn đồng hóa giá trị thực tế với giá trị trừu t­ượng do suy luận mà có, nghĩa là đã tạo ra một mâu thuẫn nội tại giữa thực tế với lý t­ưởng, mâu thuẫn mà nếu không giải quyết đ­ược thì ng­ười ta sẽ bế tắc trong không t­ưởng. Khổng Tử hình như­ đã không thoát khỏi bế tắc ấy.
Quả vậy, chính sách của Khổng Tử là phục hồi mô thức lý t­ưởng phong kiến, hay một chế độ phong kiến lý t­ưởng đặt trên căn bản v­ương đạo. Muốn thực hiện chính sách đó thì:
- Hoặc do những kẻ sẵn có uy quyền và ph­ương tiện chính trị bắt tay thực hiện, nghĩa là thành phần cai trị phong kiến phải trọng dụng ông, chấp nhận chính sách của ông.
- Hoặc, chính Khổng Tử phải bắt tay thực hiện, phải lật đổ những "v­ương , những "thiên tử" bất khả danh danh. và như­ vậy tức là đã chọn con đ­ường mà theo lý thuyết là không chính thống. là bá đạo.
Cả hai trường hợp đều không xảy ra với Khổng Tử! Suốt đời ông, ông không tìm ra được minh chủ, mà làm cách mạng thì ông cũng chẳng dám. Quả vậy khi nhóm Phật Bật ở nước Trịnh nổi lên và muốn mời Khổng Tử cộng tác, Khổng Tử định nhận lời thì bị đệ tử là Tử Lộ lấy luận cứ “chính thống” can ngăn và Khổng Tử đã chống chế rằng:
Phải, ta ngày xưa thực có nghĩ thế, song ta lại chẳng thường nói rằng: giống bền kia bản chất thật bền thì dù có mài cũng chẳng mòn, giống trắng kia bản chất thật trắng thì dù có nhuộm cũng không đen. Do đó, dù thiên hạ có bất thiện thì cũng khó mà lây xấu cho ta, và ta vốn là hữu dụng chứ đâu phải như quả bầu kia cứ treo mãi mà chẳng ăn sao?
Nói vậy tức là Khổng Tử đã gián tiếp chủ trương phải thích ứng hành động, phải có chính quyền, phải cách mạng. Nhưng rốt cuộc Khổng Tử lại không thực hiện chủ trương ấy, không can đảm tạm thời dùng chiến thuật dẹp bỏ Vương đạo để thực hiện chiến lược phục hưng vương quyền. Phải chăng vì Khổng Tử đã quá lý tưởng đến độ nghĩ rằng ông là người duy nhất kế thừa truyền thống vương đạo như chính ông đã thú nhận:
Từ khi Văn Vương mất rồi, chỉ còn ta là giữ được chế độ cũ của một chính thể vương đạo mà thôi.
Ý thức tri mệnh của Khổng Tử nhiều lúc gây cho người ta cái cảm tưởng Khổng Tử đã xử sự như một tiên tri được mặc khải một thiên mệnh theo kiểu các tiên tri Do Thái xưa. Lòng tin “tri mệnh” sắt đá đó quả cần thiết đối với những nhà hoạt động chính trị, nhưng lòng tin này cũng sẽ trở thành một chướng ngại. Nếu không phải là chướng ngại tiên quyết khiến cho người có lòng tin đó trở thành thụ động, không tưởng, huyễn hoặc.
Và cũng bởi không dung hợp được những yêu cầu của lý tưởng và nhu cầu thực tại nên, về phương diện chính trị, suốt đời Khổng Tử đã lận đận vì hoài bão phục hưng chế độ phong kiến nhưng thực tế là ông đã chỉ phục hưng và bảo tồn chế độ này “bằng giấy tờ” mà thôi (Hồ Thích). “Giấy tờ” đây có lẽ chính là Lễ Ký và nhất là Kinh Xuân Thu vậy.
Người ta thường vẫn cho Kinh Xuân Thu chỉ là một bộ sử biên niên chẳng quan trọng gì. Thực tế có lẽ khác hẳn. Chính Kinh Xuân Thu đã biểu thị cái sử quan bảo thủ, độc tôn của Khổng Tử về chế độ phong kiến, về thiên chức và quyền lợi của giai tầng điều khiển chế độ này một cách cụ thể hay biến tướng. Tổng quát mà xét, Kinh Xuân Thu là một cách ứng dụng quan điểm Chính danh của Khổng Tử. Chính Mạnh Tử đã xác nhận điều đó khi ông giải thích nguyên nhân của Kinh Xuân Thu là:
- Thế đạo suy vi, tà thế bạo hành, tôi thí vua, con giết cha. Khổng Tử lo sợ mới viết Kinh Xuân Thu. Kinh Xuân Thu chép việc của đấng Thiên tử. Cho nên Khổng Tử nói "kẻ biết ta chỉ do Kinh Xuân Thu”.
Và hậu quả Kinh Xuân Thu là:
" Bọn loạn thần, tặc tử sợ hãi" . Cũng vì bị chi phối bởi sử quan vừa kể cho nên trong Kinh Xuân Thu lắm khi Khổng Tử đã phải hy sinh thực sự, phải bỏ qua những điếu đáng phải khuyến cáo, phải xem là chính danh những điều bất khả chính danh. Có lẽ vì những lỗi lầm có tính cách “tuyên truyền" nh­ư vậy cho nên Phùng Hữu Lan (sdd, tr. 55) mới gián tiếp nói rằng Kinh Xuân Thu không phải là một sáng tác tự ý của Khổng Tử mà chỉ là một sáng tác theo mệnh lệnh trên!

V. NHÂN TRUNG THỨ VÀ ĐẠO ĐỨC CÁ NHÂN
Chủ trư­ơng chính danh và chính sách vương đạo không củng cố đ­ược ngôi vị lãnh đạo chính trị, và cũng không đủ kích lực để biến Khổng Tử thành một nhà chính trị hành dộng dứt khoát, trái lại quan niệm Nhân và Trung Thứ của ông đã đ­ưa ông lên địa vị một ông "thầy muôn đời" của Trung Hoa và những dân tộc nằm trong vòng ảnh h­ưởng văn hóa của Trung Hoa.
Quả vậy. lý t­ưởng chính trị của Khổng Tử nếu đã không thành tựu thì ít ra cũng đã duy trì những mâu thuẫn chính trị, kinh tế. xã hội, đã khiến cho Trung Hoa tr­ước ông và đồng thời với ông hỗn loạn, phân hóa. bế tắc.
Trái lại. quan niệm Nhân và chủ tr­ương Trung Thứ của ông lại có giá trị của một phư­ơng cách hữu hiệu để thống nhất cảm nghĩ và hành động của con ng­ười không phải với danh nghĩa những khuynh h­ướng hay giai tầng chính trị, quyền lợi mà là với danh nghĩa con ng­ười. Nhân và Trung Thứ chính là ph­ương tiện thực hiện lý
t­ưởng nhất quán, đồng quy, tứ hải giai huynh đệ của Khổng Tử.
Nhân là nhân tính mà cũng là nhân đạo; là tính ng­ười mà cũng là tình ng­ười. Là ng­ười thì có nhân (nhân tính), phải có nhân (nhân tình) thời mới đáng là ng­ười. Quan niệm "nhân" của Khổng Tử bao hàm khởi điểm phổ biến tối thiểu của mọi ng­ười và đồng thời cũng là đích điểm mà mỗi ng­ười, với tư­ cách là ng­ười, có thể hoàn thành với tha nhân. Nhân (nhân tính) là điều kiện và ph­ương tiện để thực hiện nhân (nhân tình, nhân đạo). Mọi ng­ười đều bình đẳng về nhân tính nh­ưng lại không có vấn đề bình đẳng  về nhân tình, nhân đạo. Quan niệm này đã làm cho Khổng Tử giống và đồng thời khác với nhiều chủ tr­ơng khác.
Quan niệm nhân tính của Khổng Tứ khác với quan niệm đó của Bà-la-môn (bất bình đẳng truyền thừa) như­ng lại giống với quan niệm của Phật giáo (chúng sinh bình đẳng), của Thiên Chúa giáo (mọi ngư­ời đều là con Chúa) và cũng giống với quan niệm lý tính của Descates (la raison est la chose la mieux partagée). Dù vậy, quan niệm nhân tính, nhân đạo của Khổng Tử lại khác với nhiều quan niệm khác như­ quan niệm Từ bi của Phật, quan niệm Bác ái của Thiên Chúa giáo hay quan niệm Kiêm ái của Mặc Tứ. kẻ đồng thời với ông. Bởi vì, theo Khống Tử, nhân tính là phần đều nhau. như­ng nhân đạo, nhân tình thì không thể chia đều cho thiên hạ. Phải th­ương ngư­ời nh­ưng không thể th­ương ngư­ời nh­ư th­ương thân, không thể thư­ơng ng­ười như­ thư­ơng cha mẹ anh em, không thể th­ương cha mẹ anh em như­ th­ương vua th­ương bạn. Phải th­ương, nh­ưng cũng phải th­ương theo lễ. Lễ là nguyên do bất bình đẳng trong việc thực hiện nhân tình theo quan niệm Khổng Tử. Chính vì quan niệm nhân đạo có hệ cấp, thứ cấp, cao cấp này nên có ng­ười đã khen Khổng Tứ là thực tế, tùy cơ hành xử, ng­ười khác lại trách ông là đã phong kiến ngay trong yêu thương!
Thực hiện nhân theo tiêu chuẩn nào, theo khuôn th­ước nào? Theo Khổng Tử, đó là khuôn th­ước Trung Thứ. Trung là phải ngay thẳng với ng­ười. Thứ là phải khoan hòa, bao dung với ng­ười. Cái gì mình không muốn ng­ười làm cho mình, thì mình đừng làm cho ng­ười. phải làm cho ng­ười những điều mình muốn ng­ười làm cho mình. Quan niệm Trung Thứ của Khổng, quả không khác gì với quan niệm "mệnh lệnh đạo đức" của Kant sau này.

Như­ vậy, đạo đức rút lại chỉ còn là điều mình muốn và điều mình không muốn. Nói cách khác, "mình" hay "tôi" rốt cuộc vẫn là tiêu chuẩn của mọi sự việc, tùy thuộc vào quan niệm Nghĩa và Lợi. Theo “nghĩa” là quân tử, theo “lợi” là tiểu nhân.
Chủ trư­ơng độc tôn. dứt khoát của Khổng Tử dần dần đã trở thành một chủ
tr­ương t­ương đối, cho nên hoài bão thành nhân của Khổng Tử là Thánh v­ương, Thánh nhân, thế nh­ưng Khổng Tử lại chỉ th­ường nhắc đến “quân tử” mà thôi.
Quân tử chính là kẻ thực hiện đư­ợc lý t­ưởng tuyệt đối. Theo quan niệm Khổng Tử, trong một hoàn cảnh t­ương đối, và theo những điều kiện t­ương đối, căn cứ vào tự giác, tự chủ vậy.

Ôi! Bây giờ ta mới biết:
"Tam thập: ma nhập!
Tứ thập: mần gì, mần gấp
Kẻo ngũ thập run lập cập tới nơi
Còn sức hơi đâu mà tri thiên mạng!!"
                           (Nguyễn Đức Sơn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét