VÀI HÌNH ẢNH KHÁC (10)
NGHĨA TRANG THANH MINH
Trong giai đoạn Nhật chiếm Trung Hoa, Việt Nam và Đông Nam Á, nhiều nơi nổi lên phong trào kháng Nhật mạnh mẽ. Tại Hội An, Đà Nẵng, và Huế một số thanh niên trí thức, nhân sĩ Hoa kiều cũng là những chiến sĩ chống phát xít tiên phong. Cuộc kháng chiến kéo dài được một thời gian rồi tổ chức bị bại lộ, Hiến Binh Nhật ráo riết truy nã. Cuối cùng vào một ngày u ám, mười chiến sĩ đã bị bắt. Sau nhiều ngày bị giam cầm và tra tấn vô cùng dã man, tất cả đã bị phát xít Nhật xử bắn, vùi lấp chung một huyệt tại chân núi Phước Tường, phía Tây Nam Đà Nẵng đúng vào ngày 02 tháng 4 năm1943. Mười vị này đã được đưa về nghĩa trang THANH MINH Hội An.
1. LƯƠNG TINH TIÊU: Thiều Quang, Quảng Đông, Hoa kiều Đà Nẵng, 36 tuổi.
2. LÂM BỈNH HÀNH: Trung Sơn, Quảng Đông, Hoa kiều Đà Nẵng, 36 tuổi.
3. LÂM KIẾN TRUNG: Mân Hầu, Phúc Kiến, Hoa kiều Huế, 30 tuổi.
4. CAM BÍNH BỒI: Trung Sơn, Quảng Đông, Hoa Kiều Đà Nẵng, 30 tuổi.
5. THÁI VĂN LỄ: Trung Sơn, Quảng Đông, Hoa Kiều Đà Nẵng, 29 tuổi.
6. VƯƠNG THANH TÙNG: Lư Giang, Phước Kiến, Hoa kiều Hội An, 29 tuổi.
7. TRÌNH DI HUẤN: Nam Hải, Quảng Đông, Hoa Kiều Đà Nẵng, 27 tuổi.
8. TRỊNH YẾN XƯƠNG: Trung Sơn, Quảng Đông, Hoa Kiều Đà Nẵng, 27 tuổi.
9. LA DOÃN CHÁNH: Đông Hoàn, Quảng Đông, Hoa Kiều Hội An, 26 tuổi
10. TẠ PHƯỚC KHANG: Thuận Đức, Quảng Đông, Hoa Kiều Đà Nẵng, 24 tuổi.
Ba vị còn lại hy sinh trong những thời điểm khác nhau và được an táng tại quê nhà
11. HỨA VĂN MẬU: Trừng Hải, Quảng Đông, Hoa kiều Hội An, 67 tuổi, hy sinh ngày 12 tháng 4 năm 1943.
12. LÝ TRỌNG CÂU: Triều Dương, Quảng Đông, Hoa kiều Hội An, 49 tuổi, hy sinh ngày 08 tháng 4 năm 1943.
13. DIỆP TRUYỀN ANH: (Anh ruột ông Bảy Hòa - Diệp Truyền Hoa) Mai Châu, Quảng Đông, Hoa kiều Hội An, 31 tuổi, hy sinh ngày 09 tháng 10 năm 1941.
Mộ bia mười liệt sĩ Hoa kiều kháng Nhật tại Hội An
Đài tưởng niệm tại THANH MINH TỪ
VIỆT NAM TRUNG KỲ HOA KIỀU KHÁNG CHIẾN LIỆT SĨ DI TƯỢNG 1940-1945
(Hàng trên, thứ nhì, từ trái qua là di ảnh nhạc sĩ La Hối - La Doãn Chánh)
XƯA VÀ NAY
Ảnh photo Vĩnh Tân chụp năm 1930
Ảnh chụp tháng 10 năm 2010
Ngôi nhà trệt bên phải là nhà ông Nguyễn Ánh Anh tức thầy Gấm.
Lớp cours Toán của thầy chỉ có sáu đứa học liên tục ba năm liền: Chế Nam, Lê Sơn, Lý Ngọc Sơn, Phan Thị Kim, Đinh Thị Tân và Trương Công Pháp. Thầy Gấm trước đó là hiệu trưởng trường trung học Phan Sào Nam - Duy Xuyên. Thầy là Đạo trưởng Hướng đạo Quảng Nam.
Chiều chiều ông lữ đi câu
Cái ve, cái chén, bỏ bầu sau lưng
(Ca dao Hội An)
Ngày xưa từ bên ni sông nhìn qua là thấy thôn Bàng Thạch
Ảnh photo Vĩnh Tân chụp năm 1930 cho thấy thời đó chưa có cồn đất An Hội, chỉ có doi đất mới bồi là Ngọc Thành. Tại đây đò dọc đưa khách từ Hội An qua Câu Lâu rồi lên Trà Kiệu. Điểm dừng là bến GẶP cạnh chợ Trà Kiệu.
Đây là cây trụ điện mà ông Vĩnh Tân (cha) chụp ở ảnh trên, là cây trụ điện duy nhất của Pháp còn sót lại trên bờ sông Thu Bồn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét