Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

VÀI HÌNH ẢNH KHÁC17
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Hứa Văn Bân (Bin) và những người Hội An khác

























Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011



MỘT VĂN BẢN CỔ                                                             Bài viết của Phạm Thúc Hồng 
Năm 1858, thực dân Pháp tấn công Cửa Hàn mở đầu cuộc chiến xâm lư­ợc Việt Nam. Sau gần nửa thế kỷ đối phó với nhiều phong trào yêu nư­ớc đồng thời ra sức bình định bằng vũ lực quân sự, đến khoảng đầu thế kỷ XX chế độ thực dân mới thực sự khai thác thuộc địa về mặt kinh tế (lần thứ nhất từ năm 1897- 1914, lần thứ hai từ năm 1919 - 1929). Một số thành phố, thị trấn đư­ợc hình thành và tân tạo theo h­ướng hiện đại. Hội An nguyên là th­ương cảng cũng phát triển theo h­ướng đô thị hóa để trở thành trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội của Quảng Nam.

Chợ Hội An - Ảnh photo Vĩnh Tân
Lúc bấy giờ Quảng Nam là đất bảo hộ đứng đầu là Tổng đốc đóng ở La Qua (Vĩnh Điện) chỉ làm bù nhìn cho Công sứ Pháp. Chính quyền bảo hộ đứng đầu là Công sứ Pháp đóng Tòa sứ tại Hội An cùng với một số cơ quan quân sự và kinh tế xã hội. Bộ máy chính quyền xã, đứng đầu có lý trư­ởng trông coi.

Bia đá trong thành La Qua phủ Điện Bàn
Trong vốn t­ư liệu l­ưu giữ trong c­ư dân Hội An có một văn bản hành chính của chính quyền cấp xã xác nhận về việc chuyển đổi, tân tạo nhà tranh thành nhà ngói của c­ư dân Hội An. Đó là văn đơn của bà Võ Thị Tâm đư­ợc viết vào năm Khải Định nhị niên 1917 (hiện do ông Lê Ninh là cháu ngoại l­ưu giữ trong gia phổ).
Văn bản đư­ợc viết trên loại giấy "tín chỉ" của phư­ơng Tây. Đây là loại giấy dùng để viết văn tự hành chính trong thời Pháp thuộc có in tem 12 xu với chữ Cộng Hòa Pháp (Republique Française) và chữ Đông Dư­ơng (Indochine) do nhà nư­ớc bán.
Văn bản viết bằng chữ Hán có quy định cách trình bày. Thời điểm niên hiệu vua phải viết cao trên cùng tờ giấy. Các chữ ký cá nhân khác đặt thấp xuống và có đóng triện lý trư­ởng nhiều chỗ để xác nhận tính hợp pháp.
Bản dịch :
Phủ Điện Bàn, huyện Diên Ph­ước, tổng Phú Triêm xã Hội An. Sư­ơng phụ Võ Thị Tâm, nay lập giấy xác nhận duyên cớ sau :
Tòa Sứ sức xuống các nhà tranh ở gần thành phố phải sửa sang thành nhà ngói mới đ­ược c­ư trú, nếu không thực hiện phải di chuyển đi nơi khác.
Nhân tháng hai năm này, bà ta (Võ Thị Tâm) vay ít nhiều được số tiền chuẩn bị vật liệu dựng thành một tòa nhà ngói ba gian và có nhà bếp tọa lạc tại xã Minh Hư­ơng, ấp Hương Thắng, địa phận T­ư Lỗi để an cư­ sinh sống.
Nay bà ta kính xin xây dựng nhà ngói này trên nền đất nguyên là đất công Ngũ Bang .
Vậy lập bản kính xin
Quý xã - Lý trưởng nhận thực làm bằng chứng 
Khải Định năm thứ hai (1917) tháng 6 ngày 14 
Xã Minh Hương, lý trưởng Trần Vĩnh Huyên nhận thực chữ ký
Võ Thị Tâm điểm chỉ
Ng­ười viết : Tống Thái tự ký. 


Đơn của bà Võ Thị Tâm lập năm 1917
Ngôi nhà này hiện tọa lạc ở số 132/7 đư­ờng Trần Phú, khối phố An Thắng, phường Minh An (gần Tiệm rượu Si - Ca lúc bấy giờ). Ngôi nhà khi xây dựng mái lợp ngói vảy cá, nay đã qua nhiều lần tu sửa và thay đổi nghiệp chủ nên không còn giữ nguyên kiến trúc ban đầu.
Văn bản cổ này cung cấp nhiều lư­ợng thông tin về các địa giới, địa danh, đời sống, văn phong, chữ viết, thủ tục hệ thống hành chánh các cấp của một bộ phận c­ư dân Hội An những năm đầu thế kỷ XX.
Trong những lư­ợng thông tin ấy, Hội An cũng đư­ợc phản ánh một góc nhìn trong quá trình đô thị hóa.
Điều quan trọng xuất hiện trong văn bản này có câu nguyên văn chữ Hán phiên âm nh­ư sau :
“Sứ Tòa sức các sở mao gia cận cư­ thành phố nghi tức cải cất ngoã gia phương dắc cư trú. Bất nhiên tức hành di cấu  tha cục thẳng “
Dịch nghĩa :
Tòa Sứ sức xuống  các nhà tranh ở gần thành phố phải sửa sang thành nhà ngói mới đư­ợc c­ư trú, nếu không thực hiện phải di chuyển đi nơi khác.
Thời kỳ đầu thế kỷ XX, thành phố Hội An còn khu hẹp trong phạm vi các đư­ờng phố Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học,Trần Phú như­ hiện nay. Toà Sứ ra mệnh lệnh các cư­ dân đang sống trong các nhà tranh “cận cư­ thành phố" phải cải tạo thành nhà ngói mới chấp nhận đư­ợc cư­ trú . Nh­ư vậy Hội An đã có bư­ớc ngoặt mở rộng thành phố về hư­ớng Bắc trong đó có khu đất "ấp Hư­ơng Thắng, địa phận Tự Lỗi" thuộc khu vực đường Phan Chu Trinh hiện nay.
Đây là mệnh lệnh hành chính của chính quyền nhằm tạo ra sức bật trong quá trình tái thiết kiến trúc nhà dân dụng Hội An để đúng tầm cỡ của một đô thị có Tòa Sứ đồn trú và từ đó góp phần tạo Hội An phát triển với tầng lớp thị dân mới.
Hôm nay, những ngư­ời có tên trong văn  bản đã thành ngư­ời thiên cổ như­ng họ là chứng nhân của Hội An vươn lên trong quá trình đô thị hóa. Những con chữ trong văn bản cách đây chín m­ươi năm không là những con chữ lạnh lùng, vô cảm mà đã trở thành con chữ có hồn lung linh chất chứa ẩn số thời gian.
Văn bản này chỉ là lát cắt sinh hoạt hành chính. Văn hóa xã hội đã chìm lấp trong quá khứ như­ng còn gợi lại nỗi niềm hoài cổ với những nhịp chân mở cõi của cư­ dân Hội An theo dòng chảy thời gian.


Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

MINH HƯƠNG PHẬT TỰ 
Chùa Phật Minh Hương tọa lạc tại số 7 đường Nguyễn Huệ, khối An Định, thành phố Hội An.
Đây là ngôi chùa Phật đầu tiên của Hội An và... có trước thành phố Hội An.

Cổng chính ghi: MINH HƯƠNG PHẬT TỰ
Cổng phụ ghi: DIỆU HỮU - CHÂN KHÔNG

Theo hoành phi treo ngay chính điện thì chùa được xây vào tháng hai năm Quý Tỵ 1653

CHIÊN ĐÀN LÂM
Thành Thái Giáp Thìn, bổn xã trùng tu
Khánh Đức Quý Tỵ nhị nguyệt cốc đán
Tín quan viên lão kính lập
Bức hoành được lập năm 1904 (Thành Thái Giáp Thìn) còn Khánh Đức Quý Tỵ là năm 1653 mà tháng chạp năm này vua Lê Thần Tông (Lê Duy Kỳ) tức Khánh Đức năm thứ năm ban sắc phong cho Quan Công miếu. Điều đáng để ý là miếu thờ đức Quan Thánh và chùa Phật Minh Hương cùng một khu đất, cùng một “chủ” lập nên thì liệu có nghi vấn gì không?!
Mặt khác theo tư liệu của chùa Long Tuyền Hội An thì (trích):

“Chùa Di Đà (tức Chiên Đàn Lâm - Minh Hương Phật Tự) do người Minh Hương xây dựng năm Kỷ Mùi 1679 dưới thời trị vì của chúa Nguyễn Phúc Tần. ... ... ... Năm Ất Hợi, 1695, chúa Nguyễn Phúc Chu sai sứ sang Trung Hoa thỉnh hòa thượng Thạch Liêm Đại Sán qua Việt Nam lập đàn truyền giới tại kinh đô Thuận Hóa. Đoàn tùy tùng hòa thượng có tổ Minh Hải, tổ Minh Lượng. Khi qua và về tổ Thạch Liêm đều tạm nghỉ tại chùa Di Đà để chờ tàu buôn về nước. Tổ Thạch Liêm có mở đàn tràng tại đây để truyền giới cho 300 giới nữ theo giới. Tổ Minh Hải ở tại đây qua năm sau ra xây dựng chùa Chúc Thánh, tổ Minh Lượng cũng ở tại đây đến bốn năm sau mới ra khai sơn chùa Vạn Đức.
Năm Mậu Ngọ, 1798, tổ Minh Giác được chư sơn thiền đức thỉnh ngài về trụ trì chùa Di Đà này và khai đàn truyền giới cho tăng ni phật tử sau mới về trụ trì chùa Phước Lâm.
Chùa Di Đà sau cải danh là chùa Chiên Đàn. Ngôi chùa này đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo đầu tiên tại tỉnh Quảng Nam của các tổ sư Trung Hoa và Việt Nam”.

Tuy nhiên, theo anh Trương Duy Cường, con ông Trương Đình Hoanh, chủ nhiều hiệu buôn và hý viện PHI ANH ở Hội An, là dòng dõi của ngài Trương Hoằng Cơ, kể lại theo gia phổ hiện phụng giữ trong từ đường tại Hội An như sau:

"Chùa Phật và Chùa Văn Chỉ tọa lạc trên đường Phan Châu Trinh ngày nay (trước là đường Minh Hương). Kể từ đường Hoàng Diệu đổ lên hướng đường Lê Lợi có Chùa Văn Chỉ, Chùa Phật, đến miếu Quảng An. Chùa Văn Chỉ thờ Đức Khổng Tử. Miếu Quảng An nằm góc đường Phan Châu Trinh và kiệt ra giếng Bá Lễ (nơi này ông Phạm Phú Cần dùng làm nơi dạy hoc từ trước năm 1975) nay không còn là nơi để chiêm bái nữa.
Nguyên khuôn viên của hai Chùa này chiếm trọn cả một vùng khá rộng kể cả đường Minh Hương. Nhưng khi thực dân Pháp ổn định việc cai trị, chúng mở đường, qui hoạch thành phố, khiến diện tích hai Chùa này bị phân cắt, đến nay chỉ còn lại di tích Chùa Văn Chỉ (bị bỏ hoang phế).
Riêng Chùa Phật, Hòa Thượng Huệ Hường dời về phía sau khuôn viên Chùa Ông (tức Trùng Hán Cung). Chùa này được đổi tên là Minh Hương Phật Tự và cuối cùng lấy tên Chùa Quan Âm. (Hiện nay Ban Quản Lý Di Tích Hội An trưng dụng làm Nhà Bảo Tàng Lịch Sử Đô Thi Cổ). Chính nơi đây, Hòa Thượng Huệ Hường viên tịch năm 1848 và được chôn ngay tại khu đất trước mặt Chùa Ông (chỗ giếng nước đầu chợ Hội An). Về sau, hài cốt của Hòa Thượng được cải táng đưa đến chôn tại Chùa Chúc Thánh. Còn Ni Cô Diệu Thành, khi qua đời được dân làng chôn bà tại khu đất phía hông Nhà Thờ Đạo Thiên Chúa bên kia đường Lê Hồng Phong ngày nay. Năm 1976, theo qui hoạch của chính quyền mới, hài cốt bà được đưa về chôn tại Chùa Chúc Thánh.
Nhưng trong bi ký hiện lưu trong Quan Thánh miếu lập năm 1753 lại ghi:
關 聖 帝 廟, 觀 音 佛 寺 本 鄉 鼎 建 百 有 餘 年 矣
(Quan Thánh Đế miếu, Quan Âm Phật Tự bổn hương đỉnh kiến bách hữu dư niên hỹ) 
Miếu Quan Thánh Đế, chùa Phật Quan Âm của làng ta đã lập nên hơn trăm năm rồi vậy.

Như vậy thì có thể chắc một điều chùa Phật Minh Hương (Giữ thơm nhà Minh) xây dựng trước năm 1653. Còn vị trí khởi thủy thì chưa xác định được.
 Chánh điện chùa Phật Minh Hương
là nơi tàng trữ cổ vật Hội An để giới thiệu với khách tham quan.
Chùa hiện còn năm bia đá trong đó có hai bia “ký gửi”, một của chùa Bà Mụ và một của chùa Quảng An, còn lại là ba bia ghi công đức đóng góp dựng chùa với ít nhất hai lần trùng tu năm 1904 và năm 1943 (từ Chiên Đàn Lâm đổi thành Minh Hương Phật Tự). Chùa hiện không còn xà cò, chánh điện dành một phần của gian giữa làm nơi thờ Phật. Từ hơn năm chục năm nay, chùa không có một tăng sĩ nào cả.

Một trong những hiện vật đang được trưng bày tại đây.
Phía trong là nơi thờ linh vị Phật có... thùng phước sương nho nhỏ.

Nhìn cổ vật cho đã đi rồi mời chư huynh ngước nhìn lên hai tấm hoành phi

Từ ân vĩnh tì (Ơn lành độ trì mãi)

 Viên đạo giáo (Đạo tròn đầy)

Rồi trước khi ra về, hãy nán lại đọc bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng để khỏi uổng phí một lần ghé chơi phố cổ.

 Trí tuệ - Từ bi
Bồ đề bản vô thụ
Minh kính diệc phi đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai
(Bồ đề chẳng phải cây
 Gương sáng chẳng phải đài
Tự tánh không một vật
Bụi bặm bám vào đâu)

Nhất trần bất đáo Bồ đề địa
Vạn thiện đồng quy Bát Nhã môn.





Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

CHÙA THIÊN ĐỨC 
THÁP THIỀN SƯ THIỆT LƯƠNG
        Đồng Dưỡng
Chùa Thiên Đức tọa lạc trên đường Nhị Trưng, phường Tân An, thành phố Hội An. Từ ngoài đường nhìn vào, khách sẽ không biết đây là một ngôi chùa bởi chùa làm theo kiểu xưa, thấp, nhỏ, trước có bóng cây che phủ và không có cổng như các ngôi cổ tự khác nên nhiều người lầm tưởng đây là một từ đường dòng họ.
 Đi từ ngoài vào, đập vào mắt là bức hoành khắc ba chữ chân phương lớn:

Phổ Tuyền Am
  “Vĩnh Khánh Ngũ Niên tứ nguyệt sơ nhị nhật cát lập” 
Mồng 2 tháng 4 năm Vĩnh Khánh thứ năm lập. 
“Quí sửu niên kỷ nguyệt sửu nhật thượng lương” 
Ngày Sửu tháng Kỷ năm Quí Sửu thượng lương. 

Xung quanh đường viềng không có trang trí họa tiết hoa văn. Đường viếng phía dưới khắc số 1732. Có thể người sau khắc năm lập bức hoành chăng? Lí giải từng lạc khoản, chúng ta sẽ có nhiều thông tin bổ ích trong việc đưa ra năm lập chùa.

Đầu tiên, xét lạc khoản bên trái có ghi rõ niên hiệu là năm Vĩnh Khánh thứ 5. 
Theo "Niên biểu Việt nam", niên hiệu Vĩnh Khánh chỉ kéo dài trong ba năm, từ năm 1729 đến năm 1731 là hết. Như vậy, Vĩnh Khánh thứ năm trong lịch sử thì đã đổi sang một niên hiệu mới. Thông thường, giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh, Đàng Trong thường không cập nhật thông tin từ Bắc Hà. Các chúa Nguyễn vẫn sử dụng niên hiệu các vua Lê nhưng khi ngoài Bắc đổi niên hiệu thì Nam Hà chưa nhận kịp thông tin nên việc ghi niên hiệu lại bị chệch đi. Trường hợp bức hoành chùa Thiên Đức cũng như thế. Do đó, chúng ta tính tiếp thêm hai năm nữa thì Năm Vĩnh Khánh thứ 5 là năm 1733. Năm 1733 đúng là thuộc niên hiệu Long Đức thứ 2 mới chính xác. 

 Chùa Thiên Đức bên trái ảnh
Tại lạc khoản phía tay mặt đề ngày tháng năm thượng lương. Bức hoành ghi là năm Quí Sửu. Tra vào Niên biểu Việt Nam và kết hợp niên hiệu, chúng ta biết năm Quí Sửu là năm 1733. Năm này chính là năm Vĩnh Khánh thứ 5 mà bức hoành ghi lại trên lạc khoản bên trái. Qua hai thông tin từ lạc khoản, chúng ta biết ngày Sửu tháng Kỷ năm Quí Sửu thì cho thượng lương dựng am Phổ Tuyền và cũng chính năm này người ta đã lập một bức hoành để treo làm kỷ niệm nhân sự kiện quan trọng đó. 
Người sau đề năm 1732 là sai, thiếu chính xác, gây ra nhầm lẫn cho các nhà nghiên cứu sau này. Qua đây, chúng ta có một cứ liệu quan trọng cho biết tiền thân của chùa Thiên Đức là am Phổ Tuyền.
Ở gian giữa của chùa có một bức hoành với hai đại tự là Thiên Đức. Lạc khoản bên trái đề: “Tuế thứ Tân Mão quý xuân cát đán”, bên phải đề: “Long Phi Mậu Thân trọng hạ Đinh Lộc An trùng tu phụng cúng, mộc ân đệ tử Nghê Sỹ thành kính lập”. Năm làm bức hoành là năm Tân Mão (1831), còn năm trùng tu chùa là năm Mậu Thân (1830), trước đó một năm. Ông Đinh Lộc An là người đứng ra trùng tu và chính ông phụng cúng bức hoành để kỷ niệm lần trùng tu này. Còn Nghê Sỹ chính là người viết chữ hoặc khắc chữ vào bức hoành. 

 Hoành phi ghi: THIÊN ĐỨC
Một cây xà cò ở tiền đường có đề câu chữ hán như sau: “Tự Đức thập niên Đinh Tỵ quí thu cát nhật Đinh Quảng Sỹ, Đinh Quảng Huỳnh đồng trùng tu”. Nghĩa là hai ông Đinh Quảng Sỹ, Đinh Quảng Huỳnh cùng trùng tu vào ngày lành cuối thu năm Đinh Tỵ niên hiệu Tự Đức thứ mười (1857). 

 Xà cò tiền đường
Còn một cây xà cò khác trong hậu tẩm ghi: “Thành thái Thập Nhất niên Kỷ Hợi trọng thu cát đán huyền tôn Đinh Hoài Minh trùng tu”. Nghĩa là Chắt Đinh Huyền Minh trùng tu vào ngày lành giữa thu năm Kỷ Hợi niên hiệu Thành Thái thứ 11 (1899).

Xà cò hậu tẩm
Hai bức hoành, hai câu liễn treo hai bên gian thờ đều ghi năm Bảo Đại Tân Mùi tức năm 1931, có thể trong năm này chùa lại được trùng tu. Mãi đến năm 1972, Đinh Văn Vĩnh mới đứng ra trùng tu lại. 
 Liễn thờ trước điện
Qua các đợt trùng tu, chúng ta vẫn thấy ngôi chùa có một vẻ đẹp cổ kính theo kiến trúc Á Đông. Chùa làm theo mô hình ba gian hai chái, gian giữa có một khám thờ Phật, giữa khám thiết tôn tượng đức Phật Di Đà ngôi theo thế liên hoa, phía dưới có tượng Quan Âm thủ quyển, đức Phật đản sinh cở nhỏ, và một số tượng thánh. Gian trái có một khám thờ hai vị thiền sư là Thiệt Lương và Hải Lương Chí Trạm. Thiền sư Thiệt Lương thuộc đời chính tông Lâm Tế thứ 35, khai sơn Đinh Môn tức ngôi chùa Thiên Đức. Còn vị kia thấy đề “Khai sơn viên tịch sa di pháp danh Hải Lương hiệu Chí Trạm giác linh”. Không biết vị Hải Lương khai sơn chùa nào và vị này mới thụ giới sa di. Về thiền sư Thiệt Lương, chúng tôi sẽ bàn kỹ trong phần ngôi tháp của ngài vẫn còn tại bổn tự. Riêng vị Hải Lương chắc thuộc dòng Lâm Tế phái Đột Không Trí Bản. Phái này có sự ảnh hưởng lớn đến Phật Giáo tại Đàng Trong thời các chúa Nguyễn. Có thể hai vị này đều họ Đinh?
 Bài vị thờ nhị vị thiền sư Thiệt Lương và Hải Lương Chí Trạm
Gian bên phải có một khám thờ dòng tộc họ Đinh. Bài vị đề: “Phụng vì Tế dương quận Đinh tộc đường thượng lịch đại tông thân”. 
 Bài vị dòng tộc ĐINH
Phía sau có ba bàn thờ, gian giữa thờ đức Địa Tạng Bồ Tát, có tượng thần Thổ Địa. Theo một vị trông chùa cho biết, tượng thổ địa nguyên thờ phía trước cửa bên phải. Do bị mất trộm tượng Hộ Pháp phía trái nên mang vào phối thờ phía sau. Hai bên là bàn linh thờ các hương linh tộc Đinh. Các khám thờ và bàn thờ ở đây được làm bằng chất liệu gỗ, sơn son thếp vàng rất đẹp. Các bức phù điêu trạm trổ khá đẹp mang phong cách mỹ thuật thời Nguyễn. Chùa còn có một tấm ván khắc tượng Quan Âm trông rất uy nghiêm, tiếc rằng tượng khắc ván này thiếu phần dưới.
Gian thờ đức Địa Tạng Bồ Tát
Phía trước chùa còn có miếu Ngũ Hành, theo tục thờ mẫu ở các chùa thuộc tỉnh miền trung. 

Miếu thờ NGŨ HÀNH TIÊN NƯƠNG
Bia bên trái ghi: "Phụng cúng cô đợi tổ cô Đinh Thị Bất Thức Danh chư tiên linh liệt vị. Bia bên phải ghi:"Quý Hầu Quý Công - Tài Hầu Quý Công"

Phía sau miếu có một ngôi tháp khá xưa, làm bằng chất liệu vôi. Ngôi tháp có hai tầng, trên đỉnh tháp có một búp sen. Nếu tính luôn thì tháp có ba tầng. Ngôi tháp làm theo kiểu bát giác, truyền thống của các tháp tổ tại miền trung. Xung quanh có thành bao bọc, phía sau khoảng giữa bức tường thành có xây bình phong hậu đầu cao lên. Phía trước có hai trụ cổng. 

 Tháp mộ thiền sư Thiệt Lương
Bia mộ thiền sư Thiệt Lương
CHÚC MINH
Lâm Tế tông tam thập ngũ thế 
khai sơn Đinh môn húy Thiệt Lương thiền sư chi tháp. 
Bạch sa địa Giáp Thân sáng tạo - Thiên Đức tự thụ giới trụ trì
 Lộc sinh Bính Ngọ, hưởng thọ cửu thập lục tuế
Thời tại Mậu Dần quí thu nguyệt cát nhật lập.
(Tháp của thiền sư húy Thiệt Lương khai sơn Đinh môn đời thứ 35 tông Lâm Tế. Năm Giáp Thân sáng tạo nơi đất Bạch Sa, chùa Thiên Đức thụ giới trụ trì.
Sinh hạ năm Bính Ngọ, hưởng thọ chín mươi sáu tuổi. 
Ngày lành tháng cuối thu năm Mậu Dần) 
Từ những cứ liệu niên đại do bức hoành, chúng ta có thể tái lập niên đại thiền sư Thiệt Lương qua tư liệu văn bia tháp. Văn bia cho biết thiền sư sinh năm Bính Ngọ tức năm 1666, năm Giáp Thân đến đất Bạch sa lập am tu hành, suy ra năm Giáp thân chính là năm 1728. Đến năm 1733, thiền sư mới thượng lương tu bổ am tranh đã được bức hoành ghi lại. Ngài thọ 96 tuổi, suy ra ngài viên tịch năm 1761. Văn bia ghi Mậu Dần tức năm 1758 là năm lập bia. Có giả thuyết nữa lấy năm lập tháp làm năm viên tịch của ngài. Có thể do sự tính toán nhầm chăng?[1] Văn bia cho biết thiền sư thụ giới trụ trì chùa Thiên Đức. Viết như thế thì ngài đã thụ giới Thanh văn và trụ trì chùa Thiên Đức do chính ngài lập. Trong sơn môn Chúc Thánh tương truyền rằng, ngài Thiệt Lương là đệ tử của tổ Minh Hải Pháp Bảo (1670-1746), khai sơn chùa Chúc Thánh. Có thể sư đến xuất gia ở đây rồi xin phép bổn sư cho lập am tu hành gần chùa Tổ để hằng ngày qua tham học với tổ sư. Quả thật, theo địa giới hiện nay, chùa Thiên Đức cách chùa Chúc Thánh vài trăm mét nên sự qua lại rất thuận tiện. 


Một vấn đề đặt ra là tên chùa Thiên Đức xuất hiện khi nào. Điều tra thực địa không có một cứ liệu nào xác định rõ năm đặt tên chùa là Thiên Đức, chỉ có thể đặt trong khoảng cách các năm. Vì lúc đầu thiền sư Thiệt Lương lập am Phổ Tuyền vào năm 1733 thì chưa xuất hiện tên Thiên Đức, đến năm Mậu Dần (1758) thì thấy tên Thiên Đức trong văn bia. Do đó, tên Thiên Đức chỉ xuất hiện trong khoảng 1733-1758 là điều có thể suy ra được. Còn năm Giáp Thân (1728) chính là năm ngài lập am tranh để tu trì và chính năm này là năm lập chùa chăng? 
Theo tư liệu của dòng tộc cho biết thiền sư Thiệt Lương, người Phước Kiến, Trung Quốc. Thiền sư đã cùng với lưu dân sang định cư tại Hội An. Sau này nhân duyên đến, sư xin xuất gia với tổ Minh Hải và lập một am tranh gần chùa tổ để tu hành. Khi điều kiện đã chín mùi, thiền sư mới sửa lại am tranh, định danh là Thiên Đức. Từ đó, ngôi chùa mới chính thức đóng một vai trò không nhỏ trong công cuộc truyền bá Phật Giáo nơi đây. Do không có người kế thừa nên ngôi chùa được con cháu trông nom và đã có nhiều lần các vị trong tông tộc với tổ sư đứng ra tu bổ để Thiên Đức ngày một khang trang hơn. Đây là một ngôi cổ tự có một vai trò quan trọng trong sự phát triển văn hóa Phật Giáo Nam Phương. Chùa còn bảo tồn nhiều hiện vật có giá trị, nhiều tư liệu quí hán nôm như hoành phi, câu đối, ván khắc. Tiếc rằng hiện nay, chùa do tộc họ quản lý nên chỉ phục vụ việc thờ cúng họ hàng mà không phát huy tính tôn giáo đích thực của ngôi chùa. Người viết trông mong Ban quản trị dòng tộc nên cúng lại cho Giáo Hội làm nơi tu học cho các tín đồ Phật tử. Chùa nằm trong lòng thành phố cổ lại có một số đất đai rộng, cảnh chùa đẹp nếu nơi đây mở được trung tâm văn hóa Phật Giáo thì hay biết mấy!
Chùa do nhà thờ tộc Đinh quản lý. Ở Quảng Nam chỉ có một ngôi chùa này mới do tộc họ quản lý, hầu hết các chùa trong tỉnh đều thuộc sự quản lý của Giáo Hội.

[1] Tình trạng này xuất hiện đối với các tư liệu ghi chép về thiền sư Thiệt Dinh Ân Triêm, chùa Phước Lâm_Hội An.




Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

ĐÌNH TIỀN HIỀN MINH HƯƠNG

Làng Minh Hương được thành lập khoảng từ năm 1645 đến 1653 nhưng đình tiền hiền Minh Hương khởi dựng năm nào vẫn là tồn nghi. Có tài liệu cho rằng vào năm 1725 - nhưng chưa có bằng chứng khả tín.
Hoành phi ghi: TƯỜNG QUANG VIỄN CHIẾU

Theo văn bia lập từ thời vua Duy Tân năm thứ hai (1908) đang trí tại đình tiền hiền Minh Hương có thể khẳng định: Đình được lập năm 1820.
MINH MẠNG SƠ NGUYÊN KIẾN TIỀN HIỀN TỪ,
NGẠCH VIẾT “TỤY TIÊN ĐƯỜNG”
Minh Mạng năm thứ nhất (1820) xây dựng đình Tiền Hiền,
Ghi chữ trên hoành phi là “Tụy Tiên Đường”
Lúc này, đình được tạo dựng trên khu đất của miếu Văn Thánh Minh Hương hiện tại (20 Phan Châu Trinh).
Đến năm 1848, đình được tháo dỡ dịch chuyển qua khu cận kề trong cùng khu đất, văn bia lập năm 1908 ghi lại như sau:
TỰ ĐỨC NHỊ NIÊN (1848) TRÙNG TU
Sau lần trùng tu này, đình tồn tại đến năm 1905 thì được thiên di về vị trí hiện nay.
Chánh điện MINH HƯƠNG TỤY TIÊN ĐƯỜNG 
(Tụy: Tụ họp; Tiên: Người xưa quá vãng) 
Năm 1906, xã Minh Hương cũng cho di dời miếu Minh Văn thờ Đế Quân (còn gọi là miếu Tử Đồng) được lập từ năm 1853 tại đất Trà Nhiêu về dựng góc phía trước đình Tiền Hiền Minh Hương.
Năm 1940, Xã Minh Hương tiếp tục trùng tu lần thứ ba, di chuyển miếu Minh Văn sang nhà tây phía sau, gắn hai văn bia của miếu Minh Văn vào nhà đông phía trước, xây thêm hai nhà làm việc đồng thời tu sửa mái hiên chánh điện bằng vật liệu kiên cố.
Năm 2004 và 2008 thêm hai đợt đại trùng tu nữa.
Văn bia đời vua Duy Tân năm thứ hai (1908)
Do cử nhân Trương Đồng Hiệp (1857-1926) người làng Minh Hương phụng soạn và phó bảng Nguyễn Thuật (1842-1911) hiệu Hà Đình, quê Hà Lam - Thăng Bình, cử nhân khoa Đinh Mão 1867, phó bảng khoa Mậu Thìn 1868, đại thần triều Nguyễn, danh sĩ hưu trí hiệu chỉnh. Ông Phạm Thúc Hồng dịch nghĩa.
"Xưa, các bậc tiên sinh của làng quá vãng thờ cúng tại xã vì các vị có công đức được tôn vinh và báo đáp.
Khi xây dựng một làng tất phải nhớ công lao của tiền nhân. Ngư­ời đời không thể quên đức tốt đã truyền lưu. Phải mong điều ấy! sao lại bỏ qua đi !

Đền thờ làng ta phụng thờ các vị Ngụy, Trang, Ngô, Thiệu, Hứa, Ngũ, m­ười vị đại lão. Họ trư­ớc là cựu thần nhà minh. Vận nhà Minh đã qua, lòng họ không nhận hai vua nên từ quan, đổi tên họ, lánh nạn đến đất phư­ơng nam, rồi họp ngư­ời Tàu lại tại xứ nam, chọn chữ Minh để giữ quốc hiệu.
Ba m­ươi sáu tỉnh đều có nh­ư vậy! Quảng nam có đầu tiên. Lúc đầu, họ ở Trà Nhiêu rồi tìm chuyển đến Hội An là nơi gần nguồn sông thông với núi và biển rất thuận lợi, quy hoạch làng xóm, xây dựng cửa hàng l­ưu lại lâu dài cho đến nay.
Mười vị đại lão qua đời. Ba vị đại gia kế tục gọi là : Tẩy Quốc Công, Ngô Đình Công, Trư­ơng Hoằng Công đều có năng lực.
Tiền nhân lúc đầu trồng dâu, lập địa bộ, khai khẩn đất hoang, lấy đất bồi làm khu dân cư­, mở cửa  hàng để tập họp buôn bán. các đền, chùa đư­ợc xây dựng trang nghiêm để thở cúng.
Thời kỳ tu tạo đình chùa có bà họ Ngô là con dâu nhà tộc Trịnh đã phát nguyện mua đất góp thêm vào đó. Nhà sư­ Huệ Hồng cúng đất chùa rất rộng vào đó.

 Mộ sư Huệ Hồng, xưa ở ngay trước cửa Quan Công miếu. Năm 1848 thỉnh dời đến chùa Chúc Thánh, bia mộ ghi: "THIÊN TRỤ - VIÊN TỊCH HUỆ ĐẠI ĐẠI THIỀN SƯ CẢI THIÊN CHI THÁP - MINH HƯƠNG XÃ ĐỒNG LẬP"

Nhân dân hòa thuận, công việc tăng tiến, tập tục  thuần hậu, phong hóa phát triển, thiên nhiên trù phú, vạn vật tốt tư­ơi. Thật là tự làm sáng rõ ba mư­ơi mốt nơi đô hội     ph­ương nam.
Từ triều Lê đến đất n­ước mới lập đều đ­ược hậu đãi và ngư­ời dân không chuyển làng khác. Con dấu  làng làm bằng ngà voi. Việc chính trị trực thuộc cấp tỉnh điều hành. Việc khánh hạ cân nhắc trình tấu. Trai  tráng vào quân binh. Hằng năm, làng dâng cống vải  lụa hoặc thay thế bằng tiền. Ng­ười có tài xuất chúng đư­ợc nhận vào hàng quan lại.
Khi n­ước nhà đư­ợc dựng lại, công thần giúp nư­ớc có đại tư­ớng quân tộc Lý được tùng tự miếu thờ theo hàng trung dũng, tư­ớc hầu bá cùng nhiều danh nhân được phụng tự.


Bia mộ bà Ngô Thị Lành tại chùa Chúc Thánh qua đời khoảng năm 1685 ghi:

"THẠCH TĨNH - MINH CỐ TỶ TRỊNH MÔN PHÁP DANH DIỆU THÀNH NGÔ NHỤ NHÂN MỘ - Chi tuế thứ Ất Sữu niên, mạnh đông, cát đán lập."
(Trước đây mộ nằm gần nhà thờ Công giáo Hội An, được cải táng từ năm 1976.)


Về sau, nhà cửa đông đúc, quan chức nối tiếp. lãnh quản làng có ba vị tú tài, có gấp đôi hai m­ươi chức thông dịch. Nửa số dân đinh gồm hơn ba trăm ng­ười làm các công việc của tỉnh. Phải nói rằng nhiều nơi khác không đâu sánh bằng như­ thế?
Nhớ lại, làng ta có đư­ợc nh­ư ngày nay là do m­ười vị đại lão xây dựng nên thành tựu. Nối tiếp có ba vị đại gia công đúc to lớn như­ đã thấy.
Nhìn quê hư­ơng, nhớ gốc tích, ng­ười làng đồng lòng. Tâm tư­ởng ấy trư­ớc và sau cũng vậy! .
Thời Minh Mạng năm thứ nhất (1820) xây dựng đình tiền hiền, khắc chữ trên hoành phi là "Tụy Tiên Đư­ờng ”.
Thời Tự Đức năm thứ hai (1849), trùng tu.
Qua nhiều năm tu bổ nh­ưng đất kề đư­ờng đi ồn ào, không đư­ợc yên tĩnh nên đến thời Thành Thái năm thứ m­ười bảy (1905) xem bói rồi chuyển dời sang bên trái Trừng Hán Cung xây theo tọa nhâm hư­ớng bính đem tâm lực đôn đốc công việc, chọn tháng   t­ư khởi công đến tháng tám hoàn thành, chi phí số tiền hơn hai ngàn đồng đều do thân hào, sĩ thứ cùng với vật lực quyên cúng. Nhờ như­ vậy mới làm nên việc đáng ng­ưỡng vọng.
Dân làng ta dựng văn bia để ghi chép mà biểu dư­ơng.
Tiền hiền ta công đức vô cùng to lớn;  quyên cúng làm việc thiện là điều cần thiết. việc ấy không thể mất đi đư­ợc vậy trình bày danh tánh nh­ư sau. (Có thể bia công đức này đã bị thất lạc).
Thời điểm : Duy Tân, năm thứ hai (1908), tháng bảy, ngày tốt.
Bổn xã gồm những ng­ười sinh sau cùng nghiêng đầu bái soạn.
Cử nhân khoa Giáp Ngọ, Trương Đồng Hiệp thay mặt soạn."

 
 Văn bia năm Bảo Đại thứ mười tám (1943)
Do ông Tăng Kim Luyện (1880-1945), còn gọi là ông cữu Mính, thầy dạy chữ nho, phẩm hàm: Phiếm Cửu phẩm bá hộ, phụng viết. Ông Phạm Thúc Hồng dịch nghĩa.
"Vì rằng tiền nhân đã có công sáng tạo, hậu sinh phải có trách nhiệm bồi đắp.

Tại làng ta, các vị tiền bối đến ph­ương nam tính đã hơn ba trăm năm, kiến lập đình miếu nhiều nơi, trải qua nhiều đời trùng tu đều có văn bia ghi lại. Hiện tại  có ba nơi thờ tự tọa lạc gần nhau giữa vùng đô thị thật  rạng ngời văn vật như­ng năm tháng đã lâu, phải theo thời gian mà tu bổ lại, không nên trì hoãn.

Mùa thu năm Canh Thìn (1940), bổn xã huy động thợ sửa sang chánh tẩm, làm mới cổng tam quan chùa Phật.

Trừng Hán Cung đ­ược sơn son, trang trí và sửa mái hiên để làm nhà bia.

Tụy Tiên Đư­ờng, trư­ớc đ­ược quy tụ về cuối phố. lại lần nữa chuyển miếu cũ Minh Văn đến khu đất phía tây. Lấy nguyên khu đất ấy kiến tạo hai bên trái, phải phòng làm việc của hội đồng biện sự. Phía sau có v­ườn hoa, có tư­ờng ngoài bao bọc. Quả là đạt lòng kỳ vọng. Ngoài ra, hành lang khúc khuỷu thâm u đ­ược dựng lan can, nâng cao sáng sủa, thật là tân kỳ.

Đến nay, hoàn thành công trình tổng cộng chi phí số tiền hơn sáu ngàn đồng. Một nửa do làng ta trích chi, một nửa do hư­ơng hào, sĩ nữ trong xã và ngũ bang thành phố phụng cúng.

Làng ta không có công điền, nh­ưng đền miếu đều đ­ược trùng tu to lớn. sở nguyện được hoàn thành do sự đồng lòng vì nghĩa lớn, tạo nên tiềm năng toàn xã hội tức là của ng­ười làng vậy! .

Ngày nay, làng ta nối tiếp công lao của tiền nhân để lại mai sau, mong có ngư­ời tốt tiếp nối phong tục của làng.

Theo sự tiến triển, phép tắc của làng đ­ược phát huy, công nghiệp ngày càng thịnh vượng về sau. Thật quý giá vô cùng vậy. Quan viên, hương chức trong xã cùng với quý vị hão tâm ghi tên trên bia đá để biết cùng với phương danh ngũ bang thành phố, thân hào tín nữ lạc cúng liệt kê khắc vào hai văn bia dựng tại nhà hiên Trừng Hán Cung...”

 Văn bia miếu Minh Văn lập năm1875
"Tử Đồng thuộc huyện Tứ Xuyên. Trời Tứ Xuyên có sao Sâm. Sao Sâm t­ượng    trư­ng trung, l­ương, hiếu, cẩn. Đó là vùng đất có núi cao, sông sâu làm tinh thần sáng suốt.

Ở vùng ấy, có ngư­ời nói rằng, cai quản trên cao là Văn Xư­ơng làm chủ sáu phủ do được th­ưởng công truy tước. Lại có ngư­ời nói rằng, thần là Tr­ương Tú, một nhà thơ, còn gọi Tr­ương Trọng, ngư­ời có lòng hiếu hữu.

Đền thờ Tử Đồng ở đó có tr­ường học rất quy cũ.

Làng ta có văn phong căn bản, ngày ngày giữ gìn như­ bản in vậy. Kẻ sĩ đư­ợc ca ngợi chất phát, t­Ươi tốt  như­ cây rong, cây rau nh­ưng lại v­ượt lên như­ hàng khoa bảng.

Với lòng tin nơi u minh, thần lặng lẽ hiện diện lâu dài. Lễ vật có v­ượn, lừa, ngựa. việc nghĩa có thêm ứng khởi.

Thời vua Tự Đức, mùa xuân năm quý sửu (1853), những ngư­ời cùng ý chí trong làng xuất tiền riêng lập hội Minh Văn, lập đền thờ Đế Quân, mặc dù chư­a đủ khả năng, th­ường xuyên chọn cử ngư­ời điều hành công việc. 

 Xà cò miếu Văn Xương của hội Minh Văn ghi: 
Tự Đức nhị thập bát niên, tuế thứ Ất Hợi, thất nguyệt, cát nhật.
Minh hương xã, Minh Văn hội, bổn hội đồng tạo.

Nhân lúc ngày tốt vào tháng giêng, ng­ười làng tập trung tại nhà Huỳnh Dư­ Sư­u, lòng thành dọn mâm bàn thiết lễ hết lòng cầu cúng. Do sự kính trọng ấy, thần Văn Tinh đáp lễ phát chẩn ơn thần. Ng­ười trong hội có việc quan, hôn, tang, tế thì góp tiền sức giống nh­ư  ngư­ời trong làng: sự việc đã qua vẫn nhớ mãi.

Ngài Đế Quân x­ưa đã di huấn, ng­ười làng không có học vấn thì không đ­ược vào hội. Ng­ười làng vào hội, không ra vào tự do. Chung quy ý chí đó nhằm xây dựng quy chế chặt chẽ cho mai sau.

 Trải qua 12 năm (1853-1865), h­ương hỏa kế tục như­ ngày đầu nếu không có văn chương khó đạt đư­ợc tiết tháo, hành vi trong sáng đó.

Đế Quân chuộng ph­ước đức. Chúng ta tự lập phép tắc văn chư­ơng để duy trì.

Thời vua Tự Đức năm thứ m­ười tám (1865), vị quan lớn là Trung Thuận đại phu, Hồng Lô Tự Khanh, làm bố chánh Quảng Nam, đỗ đầu khoa thi hư­ơng năm Đinh Mùi, hiệu là Vọng Tân, tự là Hoàng Trung, họ Đặng đã viết bài văn lập hội truyền lại đến năm nay.

 Cũng trư­ớc đó, quan bố chánh họ Đặng đã viết bài tựa. nhờ vậy việc thành lập hội và điều lệ của hội đư­ợc ghi lại cho đến ngày nay.

Đã qua 10 năm (1865-1875), không nhớ đầy đủ. nếu không có lời văn ấy thì không thể biết thời kỳ đầu lập hội.

Mùa xuân năm này (1875), cùng xuất tiền mua đất tư­ tại làng đông trà, lấy ngày tháng tốt lập đền thờ để tế tự vĩnh viễn, báo đáp ơn thần. Các nhà hảo tâm trong làng ta có khả năng đóng góp tăng thêm lòng kỳ vọng vậy.
Nay, hội viên ghi số tiền vào bên trái, như sau :.. ... ... "
(Văn Xư­ơng Đế Quân hay Văn Xư­ơng Tinh là vị thần đư­ợc dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân

Văn Xư­ơng Đế Quân vốn sinh đầu đời Chu, đã trải 73 kiếp hóa thân, từng là sĩ đại phu, cuối đời Tây Tấn giáng sinh nơi đất Thục, tên là Á họ là Trư­ơng, tự là Bái Phu, đư­ợc lệnh Ngọc Hoàng Thư­ợng Đế cho chư­ởng quản Văn Xư­ơng phủ và Lộc tịch (sổ sách về quan lộc) của nhân gian.)
BÀI VỊ
Gian giữa thờ bài vị "Minh Hương xã lịch đai hương hiền".
Bài vị viết theo "Tụy Tiên Đường tiền hiền hương phả đồ bản" lập năm Minh Mạng thứ nhất (1820), cùng năm xây dựng Tụy Tiên Đường, tu soạn năm Thiệu Trị thứ sáu (1846). Lý Thành Ý chép vào mùa đông năm Tự Đức thứ ba mươi ba (1880).

Bài vị ghi Thập Đại Lão, sáu họ HỨA, NGỤY, NGÔ, NGŨ, TRANG, THIỆU là Lục Tánh Minh Hương, Tam Gia: TRƯƠNG HOÀNH CƠ, NGÔ ĐÌNH KHOAN, TẨY QUỐC TƯỜNG, Liệt vị HƯƠNG QUAN, HƯƠNG LÃO, HƯƠNG TRƯỞNG.
Lý Thành Ý chép thập đại lão gia gồm:
Khổng thái lão gia
Nhan lão gia
lão gia
Từ lão gia
Chu lão gia
Hoàng lão gia
Trương lão gia
Trần lão gia
Thái lão gia
Lưu lão gia
Thập Đại lão là những di thần nhà Minh, đến Hội An năm 1644.

 Bài vị gian thờ bên trái (đông/tả)
Chính giữa là bài vị thờ SƯ HUỆ HỒNG.
Sư Huệ Hồng là người tỉnh An Huy, Trung Hoa. Có thể sư là trụ trì chùa Quảng An đời thứ tư. Bài vị ghi: Trùng Kiến Viên Tịch, đệ tứ đại, hiệu Huệ Hồng, húy thượng Quảng, hạ Thảng công đại thiền sư liên tọa. (Trùng Kiến Viên Tịch, đời thứ tư, hiệu Huệ Hồng, tên húy trên là Quảng, dưới là Thảng, đại thiền sư ở tòa sen).
Bên phải ảnh là bài vị thờ BAN TAM BẢO VỤ.
Lý Tam Bảo Vụ Ban là một tổ chức của làng Minh Hương lập ra để quản lý làng. Bài vị ghi: Lý tam Bảo Vụ ban tiền vãng liệt vị. Canh Tý niên (1960), xuân phân tiết. Bổn thôn đồng cung tạo.
Bài vị còn lại thờ CHƯ TỘC PHÁI MINH -THANH
Bài vị ghi: Minh-Thanh chư tộc phái từ đường chi tiên linh liệt vị
 Bài vị gian thờ bên phải (tây/hữu)
Chính giữa là bài vị thờ BÀ HỌ NGÔ:
"Khai sơn đại Đàn Việt chủ, Trịnh môn Ngô thị, pháp danh Diệu Thành thần vị"
Bên phải ảnh là bài vị thờ HỘI MINH VĂN:
"Văn Xương miếu, Minh Văn hội, hội viên tiền vãng liệt vị"
Bài vị còn lại thờ LÝ TRƯỞNG XÃ CỔ TRAI:
"Cổ Trai xã, lý trưởng Lý Hữu Hưng thần vị"
Dân làng Cổ Trai, phía đông làng Minh Hương, cũng là người Trung Quốc đến Hội An làm nghề buôn bán. Lý trưởng Lý Hữu Hưng được phụng tự như hậu hiền










Bài vị thờ ký tự gian đông, giỗ từ tháng giêng đến tháng sáu
Bài vị thờ ký tự gian tây, giỗ từ tháng bảy đến tháng chạp 
Ngoài ra trước chánh tẩm còn phối thờ ba bài vị chuyển từ chùa Bà Mụ đến:
DƯỢC VƯƠNG BỔN ĐẦU CÔNG VỊ
BẢO SANH ĐẠI ĐẾ
THIÊN HẬU THÁNH MẪU

Cuối cùng là xà cò đình Tiền Hiền Minh Hương phục chế đúng nguyên mẫu Xà cò miếu Văn Xương của hội Minh Văn. Một việc làm cẩu thả và tắc trách!!