Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011



MỘT VĂN BẢN CỔ                                                             Bài viết của Phạm Thúc Hồng 
Năm 1858, thực dân Pháp tấn công Cửa Hàn mở đầu cuộc chiến xâm lư­ợc Việt Nam. Sau gần nửa thế kỷ đối phó với nhiều phong trào yêu nư­ớc đồng thời ra sức bình định bằng vũ lực quân sự, đến khoảng đầu thế kỷ XX chế độ thực dân mới thực sự khai thác thuộc địa về mặt kinh tế (lần thứ nhất từ năm 1897- 1914, lần thứ hai từ năm 1919 - 1929). Một số thành phố, thị trấn đư­ợc hình thành và tân tạo theo h­ướng hiện đại. Hội An nguyên là th­ương cảng cũng phát triển theo h­ướng đô thị hóa để trở thành trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội của Quảng Nam.

Chợ Hội An - Ảnh photo Vĩnh Tân
Lúc bấy giờ Quảng Nam là đất bảo hộ đứng đầu là Tổng đốc đóng ở La Qua (Vĩnh Điện) chỉ làm bù nhìn cho Công sứ Pháp. Chính quyền bảo hộ đứng đầu là Công sứ Pháp đóng Tòa sứ tại Hội An cùng với một số cơ quan quân sự và kinh tế xã hội. Bộ máy chính quyền xã, đứng đầu có lý trư­ởng trông coi.

Bia đá trong thành La Qua phủ Điện Bàn
Trong vốn t­ư liệu l­ưu giữ trong c­ư dân Hội An có một văn bản hành chính của chính quyền cấp xã xác nhận về việc chuyển đổi, tân tạo nhà tranh thành nhà ngói của c­ư dân Hội An. Đó là văn đơn của bà Võ Thị Tâm đư­ợc viết vào năm Khải Định nhị niên 1917 (hiện do ông Lê Ninh là cháu ngoại l­ưu giữ trong gia phổ).
Văn bản đư­ợc viết trên loại giấy "tín chỉ" của phư­ơng Tây. Đây là loại giấy dùng để viết văn tự hành chính trong thời Pháp thuộc có in tem 12 xu với chữ Cộng Hòa Pháp (Republique Française) và chữ Đông Dư­ơng (Indochine) do nhà nư­ớc bán.
Văn bản viết bằng chữ Hán có quy định cách trình bày. Thời điểm niên hiệu vua phải viết cao trên cùng tờ giấy. Các chữ ký cá nhân khác đặt thấp xuống và có đóng triện lý trư­ởng nhiều chỗ để xác nhận tính hợp pháp.
Bản dịch :
Phủ Điện Bàn, huyện Diên Ph­ước, tổng Phú Triêm xã Hội An. Sư­ơng phụ Võ Thị Tâm, nay lập giấy xác nhận duyên cớ sau :
Tòa Sứ sức xuống các nhà tranh ở gần thành phố phải sửa sang thành nhà ngói mới đ­ược c­ư trú, nếu không thực hiện phải di chuyển đi nơi khác.
Nhân tháng hai năm này, bà ta (Võ Thị Tâm) vay ít nhiều được số tiền chuẩn bị vật liệu dựng thành một tòa nhà ngói ba gian và có nhà bếp tọa lạc tại xã Minh Hư­ơng, ấp Hương Thắng, địa phận T­ư Lỗi để an cư­ sinh sống.
Nay bà ta kính xin xây dựng nhà ngói này trên nền đất nguyên là đất công Ngũ Bang .
Vậy lập bản kính xin
Quý xã - Lý trưởng nhận thực làm bằng chứng 
Khải Định năm thứ hai (1917) tháng 6 ngày 14 
Xã Minh Hương, lý trưởng Trần Vĩnh Huyên nhận thực chữ ký
Võ Thị Tâm điểm chỉ
Ng­ười viết : Tống Thái tự ký. 


Đơn của bà Võ Thị Tâm lập năm 1917
Ngôi nhà này hiện tọa lạc ở số 132/7 đư­ờng Trần Phú, khối phố An Thắng, phường Minh An (gần Tiệm rượu Si - Ca lúc bấy giờ). Ngôi nhà khi xây dựng mái lợp ngói vảy cá, nay đã qua nhiều lần tu sửa và thay đổi nghiệp chủ nên không còn giữ nguyên kiến trúc ban đầu.
Văn bản cổ này cung cấp nhiều lư­ợng thông tin về các địa giới, địa danh, đời sống, văn phong, chữ viết, thủ tục hệ thống hành chánh các cấp của một bộ phận c­ư dân Hội An những năm đầu thế kỷ XX.
Trong những lư­ợng thông tin ấy, Hội An cũng đư­ợc phản ánh một góc nhìn trong quá trình đô thị hóa.
Điều quan trọng xuất hiện trong văn bản này có câu nguyên văn chữ Hán phiên âm nh­ư sau :
“Sứ Tòa sức các sở mao gia cận cư­ thành phố nghi tức cải cất ngoã gia phương dắc cư trú. Bất nhiên tức hành di cấu  tha cục thẳng “
Dịch nghĩa :
Tòa Sứ sức xuống  các nhà tranh ở gần thành phố phải sửa sang thành nhà ngói mới đư­ợc c­ư trú, nếu không thực hiện phải di chuyển đi nơi khác.
Thời kỳ đầu thế kỷ XX, thành phố Hội An còn khu hẹp trong phạm vi các đư­ờng phố Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học,Trần Phú như­ hiện nay. Toà Sứ ra mệnh lệnh các cư­ dân đang sống trong các nhà tranh “cận cư­ thành phố" phải cải tạo thành nhà ngói mới chấp nhận đư­ợc cư­ trú . Nh­ư vậy Hội An đã có bư­ớc ngoặt mở rộng thành phố về hư­ớng Bắc trong đó có khu đất "ấp Hư­ơng Thắng, địa phận Tự Lỗi" thuộc khu vực đường Phan Chu Trinh hiện nay.
Đây là mệnh lệnh hành chính của chính quyền nhằm tạo ra sức bật trong quá trình tái thiết kiến trúc nhà dân dụng Hội An để đúng tầm cỡ của một đô thị có Tòa Sứ đồn trú và từ đó góp phần tạo Hội An phát triển với tầng lớp thị dân mới.
Hôm nay, những ngư­ời có tên trong văn  bản đã thành ngư­ời thiên cổ như­ng họ là chứng nhân của Hội An vươn lên trong quá trình đô thị hóa. Những con chữ trong văn bản cách đây chín m­ươi năm không là những con chữ lạnh lùng, vô cảm mà đã trở thành con chữ có hồn lung linh chất chứa ẩn số thời gian.
Văn bản này chỉ là lát cắt sinh hoạt hành chính. Văn hóa xã hội đã chìm lấp trong quá khứ như­ng còn gợi lại nỗi niềm hoài cổ với những nhịp chân mở cõi của cư­ dân Hội An theo dòng chảy thời gian.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét