Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012


MỘ
NGUYỄN VĂN ĐIỂN
NIỀM TỰ HÀO CỦA
THÔN TRÀ QUẾ
                                                              
                                                       Phạm Thúc Hồng
                                                                                     biên dịch và khảo luận


            Ngôi mộ cổ lặng lẽ, u trầm nằm phía Tây Nam khu sản xuất rau sạch thôn Trà Quế như khẳng định nơi miền quê này cũng là vùng địa linh, nơi quê hương của Thượng thư Bộ Binh triều Nguyễn, cụ Nguyễn Văn Điển.
Nguyễn tướng công chi mộ


1/ THÔN TRÀ QUẾ – đỊA LINH cỦa xã cẨm Hà

            Xã Cẩm Hà trước đây có tên gọi là Thanh Hà. Nhiều chứng cứ cho biết, vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, tổ tiên của 8 tộc: Nguyễn Viết, Nguyễn Văn, Nguyễn Đức, Võ Văn, Bùi, Ngụy, Võ Đình là tiền hiền của làng Thanh Hà. Họ vốn là người Thanh Hóa vào đây lập nghiệp.
            Thực chất làng Thanh Hà rất rộng gồm 13 xóm, ấp: Thanh Chiếm, Hậu Xá, An Bang, Bộc Thủy, Nam Diêu, Bàu Súng, Bàu Ốc, Trảng Kèo, Cửa Suối,Bến Trễ, Đồng Nà, Trà Quế, Cồn Động.
            Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn tiếp tục lập Hội An làm tỉnh lị Quảng Nam và tháng 7.1956 lập khu hành chánh Cẩm Phô, thuộc huyện Điện Bàn, chia thành 9 xã mới: Cẩm Hà, Cẩm Châu, Cẩm An, Cẩm Thanh, Cẩm Nam, Cẩm Kim, Hội An, Cẩm Hải (nay là Điện Dương, thuộc huyện Điện Bàn) và Xuyên Long (nay là Duy Vinh, thuộc huyện Duy Xuyên). Từ đó Thanh Hà được đổi tên mới là Cẩm Hà.
            Năm 1977, xã Cẩm Hà được chia cắt thành phường Tân An, phường Thanh Hà và xã Cẩm Hà.
            Thôn Trà Quế thuộc về xã Cẩm Hà. Địa danh Trà Quế trước đây là ấp Trà Quế, làng Thanh Hà, tổng Phú Triêm Hạ, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
            Thôn Trà Quế là vùng đất trù phú được bao bọc bởi dòng sông Cổ Cò nhấp nhánh về phía Bắc, đầm Trà Quế ngọt ngào hương đồng gió nội về phía Đông-Nam. Chính thủy thổ ấy tạo nên Trà Quế một vùng quê yên ả, thanh bình làm những người con xa quê của Trà Quế cứ đau đáu nỗi lòng quay về cố thổ.
            Trà Quế có giếng cô, hàng bao thế kỷ là nguồn nước uống trong lành, là nơi hẹn hò của biết bao nam thanh, nữ tú của Trà Quế xưa. Bây giờ, giếng vẫn còn đấy lọm khọm, ân cần như cụ lão làng chờ lũ cháu con mỗi buổi chiều về.
            Trà Quế đã có cư dân người Chăm sống từ xa xưa. Miếu Trà Quế thờ thần chủ:
            祗 神 
Phụng tiên Chúa Ngọc tiên nương chi thần vị
*
            (Chúa Ngọc Tiên nương là nữ thần Yan Inư Po Nagar của cư dân người Chăm. Tên dân gian còn gọi là Bà Chúa Ngọc, Bà Lồi, Bà Chúa xứ .)

            Trà Quế có nghề truyền thống trồng rau. Rau Trà Quế có mùi thơ đặc biệt làm thực khách ưa chuộng nên chiếm lĩnh nhiều thị trường rộng lớn tại Đà Nẵng, Quảng Nam. Sản xuất nông nghiệp đã làm cư dân nơi đây có lệ tục cúng cầu bông vào mồng bảy, tháng giêng hàng năm. Lễ cầu bông đã làm nên đặc trưng văn hóa chuyên canh rau Trà Quế.
            (Lễ cầu bông của cư dân Trà quế đã có từ lâu nhằm nguyện cầu rau xanh lá tốt, cây cối trổ bông, kết trái, dân cư thịnh vượng. Lễ cầu bông tổ chức tại Miếu Xóm làng rau. Lễ vật đặc biệt có mâm xôi màu hồng được nhuộm màu bằng lá kim long.)

            Trà Quế là vùng đất trọng văn nho. Ngay trong thời phong kiến đã có nhiều người đỗ đạt làm các chức quan trong triều đình nhà Nguyễn, như ba thế hệ gia đình ông Nguyễn Văn Để.

            Trà Quế cũng oằn mình gánh chở một thời ly tan: ruộng khô, nhà cháy, bãi đồng tan hoang.              Nhưng uy thiêng thay! Ngôi mộ cụ Nguyễn văn Điển vẫn lặng yên, tồn tại cùng năm tháng mặc cho bom rơi đạn dội.
           
2/ NGUYỄN VĂN ĐIỂN - MỘT TRỌNG THẦN TRIỀU NGUYỄN

2.1/ Dòng tỘC và gia đÌnh
                                   
            Tộc Nguyễn ở Trà Quế có nguồn gốc ở huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Thủy Tổ Nguyễn Văn Tài là cháu 5 đời của Nguyễn Uông.
            (Tộc Nguyễn ở Trà Quế thuộc dòng dõi Nguyễn Kim. Ông là người phò vua Lê Trang Tông trung hưng. Trong cuộc chiến tranh Nam Bắc Triều (nhà Lê trung hưng và nhà Mạc), ông bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc chết (1545). Con rể ông là Trịnh Kiểm nắm giữ binh quyền, sợ hai người con trai của Nguyễn Kim sẽ giành quyền kế tục sự nghiệp cha nên tìm cách giết chết người con trai trưởng Nguyễn Uông. Con trai thứ là Nguyễn Hoàng giả điên và tìm cách xin vào trấn thủ miền biên viễn Thuận Hoá - Quảng Nam (1558). Từ đó, lập nên nghiệp chúa tại Đàng Trong, truyền thừa đến năm 1945 thì chấm dứt vương nghiệp dòng tộc Nguyễn.)
           
            Trong khi Nguyễn Hoàng vào Nam dựng nghiệp chúa thì con cháu Nguyễn Uông vẫn còn ở đàng Ngoài tại huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
            Đến năm Canh Tý (1660), chúa Nguyễn Phúc Tần cử binh ra đánh Trịnh tạn tỉnh Nghệ An, người cháu năm đời của Nguyễn Uông là Nguyễn Văn Tài theo quân chúa Nguyễn vào Nam ông chọn đất Trà Quế làm nơi định nghiệp, khai mở ra dòng tộc Nguyễn có truyền thống Nho học. Đến nay, tộc Nguyễn thôn Trà Quế phát triển thành ba phái, truyền thừa 11 đời.
            Nguyễn Văn Để là con trai trưởng của ông Nguyễn Văn Yến, thuộc phái Nhất tộc Nguyễn -Trà Quế.
            -Cha: Nguyễn Văn Yến, tên tự là Thanh Trai, Thư ký Bắc Thành (Hà Nộ), tước Hàn Lâm thị giảng Học sĩ vào thời Gia Long, sau được phong Triều Liệt đại phu, ban tên thụy là Đoan Lượng
            -Mẹ: Bà họ Văn ở Hà My (nay là xã Điện Dương, huyện Điện Bàn)
            Ông bà sinh hạ hai người con trai là Nguyễn Văn Điển và Nguyễn Văn Huy
            -Vợ Đặng Thị Thôi, quê tỉnh Bình Định
Ông bà sinh hai con trai, ba con gái.
            Con trai trưởng là Nguyễn Văn Tuyển, đỗ cử nhân khoa Mậu Thân (1848), giữ chức Thủ ấn Đổng Lý đại thần, Án sát thành Hà Nội.
            Con trai thứ Nguyễn Văn Hiển làm Bố chính.
            Con gái út Nguyễn Văn Điển là bà Nguyễn thị Nhu. Bà là vợ thứ của Nguyễn Duy Hiệu, một thủ lãnh phong trào Cần Vương tại Quảng Nam.
            Ông Nguyễn Văn Tuyển sinh ba người con nhưng, trong đó có 2 người tham gia phong trào Đông Du theo cụ Phan Bộ Châu sang Nhật đến nay không rõ thế hệ con cháu truyền thừa.
            Lúc sinh thời, ông Nguyễn Văn Điển đã xây dựng tại làng Trà Quế một dinh cơ mà dấu tích hiện còn là nhữg tảng đá chạm trổ tinh vi còn sót lại. Qua biến thiên thờ cuộc, dinh Nguyễn Văn Điển sụp đổ hoàn toàn.
            Năm 1937, Tộc Nguyễn Văn xây nhà thờ tộc trên khu đất ấy. Văn bia còn ghi:
    ?
Bảo Đại thập niên trọng thu, cát nhật.
Thanh Hà xã, Nhự Quế ấp, Nguyễn tộc đồng tái tạo từ đường phụng cúng ngân hiện danh chí phương danh thuỳ giám kế
Bảo Đại năm thứ mười, tháng tám, ngày tốt.
Xã Thanh Hà, ấp Nhự Quế tộc Nguyễn xây dựng lại  từ đường, phụng cúng tiền, tên thơm  như gương soi sáng ghi như sau:....

Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ từ đường bị chiến tranh phá hủy.
            Năm 1997, tộc Nguyễn Văn xây lại từ đường trong đó còn lưu giữ một số phiến đá của dinh ông Nguyễn Văn Điển. Các câu đối từ đường thể hiện truyền thống lâu đời vẻ vang của dòng tộc:
鐘 虎
  ? ?
Bắc túng hoành sơn chung hổ võ
Nam hoàn thanh thủy cổ long văn
Đất Bắc núi rộng tung hoành, chuông vang võ hổ Trời Nam nước trong hội tụ trống dậy văn rồng
            Câu đối như dội lại tiếng chuông vang rền võ hổ từ cội nguồn đất Bắc, cùng với tiếng trống rộn ràng trải rộng văn rồng chốn trời Nam.
            Câu đối lại mở ra không gian vạn dặm từ huyện Tống Sơn, Thanh Hóa cựu nghiệp tổ tiên đến Thanh Hà, Trà Quế miếu đường tráng lệ:
興 再
 
 Tống Sơn linh tú hưng tái tạo
Thanh Quế miếu đường ánh trùng quang
Tống Sơn khí thiêng xây cơ nghiệp
Thanh Quế nhà thờ rạng ánh dương
*
            Người nông dân Trà Quế tự hào với vùng chuyên canh rau, nhìn trời cao có “Hà lộ vân trung”  nhìn đất thấp có “Cẩm viên tảo hạ ghép thành đia danh tên xã Cẩm Hà:
雲 中 萬 福
 \
Hà lộ vân trung, vạn phước trình thụ thái
Cẩm viên tảo hạ thiên hoa yết dương minh
Mây trong ráng chiều, vạn  phước phô sắc ngọc Rong dưới vườn gấm, ngàn hoa đón trờ hồng
*
             Các câu đối chuẩn xác mang nhiều hình tượng văn học như thắp sáng vùng đất Trà Quế có mạch nguồn văn nho thấm tràn theo quá khứ.

2.2/ Thân thẾ sỰ nghiỆP NguyỄN VĂN ĐIỂN
                       
            Nguyễn Văn Điển, sinh năm Tân Hợi 1791, tên tự là Tam Lễ tên thụ là Trang Lượng
-Năm 1819, ông thi đỗ cử nhân
-Năm 1820, Hành tẩu Bộ Công, Cai bạ Ty Vụ Sơ khảo Trường thi Sơn Nam, Tri huyện Từ Liêm.
-Năm 1825, Tri phủ Quốc Oai, Tri phủ Thiệu Hóa
-Năm 1827, Viên ngoại lang, Thị lang trung Bộ Binh
-Năm 1829, Biên tu Tôn phổ (gia phổ dòng họ hoàng tộc Nguyễn Phước)
-Năm 1830, Hiệp lý thành Gia Định, Binh Tào sự vụ
-Năm 1831, Quyền nhiếp nguyên trấn Phiên An
-Năm 1833, Bố Chánh sứ Khánh Hòa
-Năm 1834, Khâm sai Tuyển trường Phú Yên và Biên Hòa
-Năm 1836, Đổng lý Thanh tra hai tỉnh Bình Định, Phú Yên
-Năm 1837, Thừa biện bộ Công lang trung
            -Năm 1837, Biện lý bộ vụBộ Hộ Biện lý Bộ Công
           -Năm 1820, Công Bộ Tả thị lang,  Đổng lý xây lăng Hiếu Đông (lăng của bà Hồ Thị Hoa, mẹ ruột vua Thiệu Trị
          -Năm 1842, tháp tùng vua Thiệu Trị ngự giá Bắc tuần nhận sắc phong vua nhà Thanh, đặc phái tiếp sứ thần tại Bắc Ninh.
            -Năm 1844, Tả Tham tri Bộ Công
            -Năm 1846, Khâm sai đại thần Thanh tra Quảng Bình, Hiệp lý Kinh kỳ Thủy sư thọ vụ    
-Năm 1847, Đổng lý cung  xây Xương lăg
            -Năm 1848, Đổng lý thanh tra bộ Hình và bộ Hộ
            -Năm 1849, tiếp sứ thần nhà Thanh, Quyền biện vụ bộHình.
            -Năm 1850, Tuần phủ Tổng đốc Nam Định Hưng Yên, Khâm sai đai thần thanh tra Hải Dương
            -Năm 1852, nhằn 21.12 năn Nhâm Tý,  không bệmh mà mất thọ 62 tuổi.
            Ông là trọng thần trong ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức nên sau khi mất, ông được vua Tự Đức tứ ban tiền, lụa, gấm, binh lính hộ tống linh cửu đưa về bản quán và ban một đàn tế lớn.
            -Năm 1853, vào giờ Tị ngày 13.7 năm Quý Sửu, trải qua 7 tháng, linh cử ông được hộ tống từHải Dương về quê nhà, an quàng  tại Lâm Lãnh xứ (nay là thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà)
            -Năm 1854, vào ngày 13.7 nhuận Giáp Dần, sau một năm, linh cữu ông được an táng và lập bia đá ghi lại hoạn lộ và đạo đức của ông.          
            -Năm 1861 vào giờ Mão, ngày 17.10, mộ ông được cải táng tại Nhự Quế (tức Trà Quê) như hiện nay.
           
2.3/ MỘ NGUYỄN VĂN ĐIỂN    
            Mộ được cải táng và xây dựng vào ngày 17 tháng 10 nhuận, năm Tân Dậu (1861), trên vùng đất cao, đối diện đầm Trà Quế, đúng vị thế đất theo thuật phong thuỷ xưa.
            Ngôi mộ được trùng tu trong các năm 1995.        Mộ nằm cách giếng Trà Quế 40 mét về phía Bắc, cách miếu Vọng Thiên và từ đường Nguyễn Văn khoảng 130 mét về phía Tây.
            Diện tích khu mộ rộg 14m50 x 12m35, nền cao 0m7, mặt tiền theo hướng Tây Nam. Trụ cổng cao, to gắn câu đối khắc trên sa thạch màu xám:

            
Bạch vân ẩn ước triêu hoàn mộ  
Mây trắng mịt mờ sáng bay chiều trở lại

 黃           
Hoàng hạc y hi khứ phục lai
Hạc vàng lặng lẽ cánh mỏi lại quay về
    
Tiếp theo là hai trụ biểu uy nghi:

                             
Kim bảng đề danh,

tự cổ phương truyền lưu hậu thế
Bảng vàng đề danh, tự cổ truyền thơm đàn hậu thế 

                        ?  
Huân công ký tích, 

nhi kim hâm hưởng đức tiền nhân
Công danh ghi dấu, đến nay thụ hưởng đức tiền nhân
*
                        Trụ trước nhà bia có câu đối:

                              
 Tư Thiện đại phu,  dĩ văn đức phò an xã tắc
 Ngài TưThiện đại phu, lấy văn đức phò yên đất nước

                             
Thượng thư bộ Binh,  dụng võ công báo nghĩa quốc dân
Quan Binh bộ Thượng thư dùng võ công trả nghĩa nhân dân
*
            Văn bia mộ có hai mặt. Chữ khắc còn rõ nét. Theo ông Nguyễn Xuân Giá, Tộc trưởng Nguyễn Văn -Trà Quế cho biết, trước đây mộ Nguyễn Văn Điển có câu đối khắc trên tai bia, nay đã bị gãy bể còn lại một mảnh đá lát ở sân nhà thờ tộc. Nội dung như sau:
       
           
Bách niên chính khí hoàn thiên địa
Thiên tải phong bi bính nhật tinh
Trăm năm chính khí sáng trời đất
Ngàn thuở văn bia tỏ ánh sao

3/ VĂN BIA MỘ nguyỄN VĂN đIỂN
           
 Nhà bia mộ Nguyễn Văn Điển

             
Nguyễn tướng công chi mộ
Ngôi mộ ông tướng họ Nguyễn
*
3.1/ VĂN BIA MẶT TRƯỚC
Tiểu dẫn:
            Văn bia mặt trước do Nguyễn Văn Tuyển và Nguyễn Văn Hiển là con trai của ông Nguyễn Văn Điển viết vào ngày 13.07 nhuận, năm Giáp Dần 1854.
            Đến ngày 17.10 năm Tân Dậu (1861) cải táng tại Trà Quế có ghi thêm dòng chữ:
辛 酉 年 十 月 十 七 日 卯 刻 奉 遷 葬 于 茹 桂 處 之 原
Tân Dậu niên, thập nguỵệt, thập thất nhật, Mão khắc, phụng thiên táng vu Nhự Quế xứ chi nguyên.
Tân Dậu niên (1861), tháng mười, ngày mười bảy, giờ Mão, di chuyển đến an táng tại quê, xứ Nhự Quế
           
            Văn bia dài liệt kê sự việc, chưa cô đọng và có nhiều từ ngữ cú pháp trùng lặp.
            Có điều đáng tiếc là các chức quan đều ghi rất rõ năm tầm thụ ( : Chuẩn bị sắp sẽ nhận công việc quan nha (giống như tập sự, tạm quyền, xử lý...)  ,thực thụ (寔授 : Chính thức nhận công việc quan nha) nhưng đến các chức quan  cao hơn như Thượng thư Binh Bộ kiêm Đô sát viện, Tả Đô Ngự sử thì văn bia không ghi rõ thời gian và các chi tiết liên quan.
            a/ Nguyên văn
            , 人資 , , d , , , , ,
            , , ,
            , . . . . . .
            , , Ž , 便 .
            , , , 西 . , ,   , .
              , , , L .
              , .
              e , , .
            , , , .
,        
  , .
  ,
,
, š .
,
, 調 使
, .
.
.
 
              , Ĩ, .
  , 使
,
,
,
                , 使
, 調
  ,
            , , , , ,
            , , , . : , , . . , L , , . , 男三, ,
              , , .  
            , , , , ,
 
  , , 恩方 L . , .
.
. 軿 , .              
. . .
         
!   !
  , , ,
, , , ,        
     

b/ Phiên âm
            Tiên, đại nhân Tư Thiện đại phu chính trị Thượng Khanh, Binh bộ thượng thư kiêm Đô sát viện, Hữu Đô ngự sử Tổng đốc Nam Định, Hưng Yên đẳng xứ địa phương, Đề đốc quân vụ kiêm Lý lương hướng, thụy Trang Lượng Nguyễn hầu, húy Điển, tự Tam Lễ, kỳ tiên Thanh Hóa nhân.
            Cao tổ húy Tài, phụng sinh Quảng Nam, Thanh Hà vi miếu thừa, tỷ Phạm thị.
            Tằng tổ húy Lương, Tự vi miếu thừa, tỷ Mai thị hữu hiền hạnh. Tổ tảo chiết gia bần tử ấu. Tỷ phồn tảo tiên tần nội trợ tử. Mỗi dạ phần hương trung đình chúc dĩ thành lập.
            Hiển tổ húy Dương, tự Minh Trai, nghiệp Nho nhi thúy ư y. Ấp chi bần bệnh vô y giả ẩm thực chi dược nhĩ chi đức trạch sở cập nhân hàm tri ân. Tỷ Bùi thị, thiện thừa. Tổ chí hữu phương tiện sự chiếp thuận thành chi.
            Hiển khảo húy Yến, tự Thanh Trai, vi nhân khinh tài, trọng nghĩa. Tây mạt, tùng thiên binh Nam lai tầm thụ Bắc Thành thư ký, y nhật nguyệt vu trung thiên khai tứ hiên vu bạch địa. Hậu, mông tứ Triều Liệt đại phu, Hàn lâm viện thị giảng học sĩ thụ Đan Lượng. Tỷ Văn thị tặng tùng Tứ phẩm cung nhân.
            Đại nhân Tân Hợi niên nhân nguyệt nhật thời sinh thiên phận, nghi trọng mịch xước hữu đại chí. Sảo trưởng tùng địa phương chư tiên sinh du dữ sự tú tài Huy tương trợ miễn nghiệp tinh ư cần hành thành ư tư.
            Gia Long Kỷ Mão khoa trúng cử nhân, gia quyến nhất tân cao đường cập kiến.
            Minh Mệnh nguyên niên phái tùng Công bộ Hành tẩu, tầm thụ Cai bạ ty vụ thị niên phụng sung Sơn Nam thức trường sơ khảo, tầm mông điều bổ Từ Liêm huyện Tri huyện.
            Lục niên thăng thụ Quốc Oai phủ Tri phủ tầm đinh nội gian. Thất niên công trừ bổ Thiệu Hóa phủ Tri phủ.
            Bát niên đinh nội gian công trừ thăng thụ Binh bộ Viên ngoại lang thự Lang trung.
            Thập niên phụng sung biên tu Tôn phổ tầm thụ mông thị thụ.
            Thập nhất niên mông dĩ bổn chức Hiệp lý nguyên Gia Định thành binh tào sự vụ.
            Thập nhị niên mông chuẩn Quyền Nhiếp nguyên Phiên An trấn hiệp trấn.
            Thập tam niên đề thự Khánh Hòa Bố chánh sứ, thập tứ niên mông thực thụ
            Thập ngũ niên phụng sung Phú Yên tuyển trường khâm sai.
            Thập lục niên phụng sung Biên Hòa tuyển trường khâm sai.
            Thập thấp niên phụng sung Đổng lý thanh tra Bình Phú nhị tỉnh
         Thập bát niên, công lý giáng tùng tứ phẩm vệ tùng Công bộ Thừa biện, tầm thụ lang trung.
            Nhị thập niên mông chuẩn biện lý bộ vụ điều bổ Hộ bộ biện lý, tầm cải bổ Công bộ biện lý.
            Thiệu Trị nguyên niên thăng thự Công bộ Tả thị lang, thị niên phụng sung Đổng lý cung kiến Hiếu Đông lăng.
            Nhị niên mông thực thụ thị niên cung quá đại giá Bắc tuần, phụng sung Bắc Ninh giới thủ hầu tiếp Thanh sứ.
            Tứ niên thăng thự Công bộTả tham tri.
            Lục niên mông thực thụ thị niên phụng sung Khâm sai đại thầ vãng Quảng Bình thanh tra, tầm dĩ bổn chức Hiệp lý kinh kỳ thủy súy thọ vụ.
            Thất niên phụng sung Đổng lý cung kiến Xương lăng.
            Tự Đức nguyên niên phụng sung Đổng lý Hộ, Hình nhị bộ thanh tra.
            Nhị niên Thanh sứ phó kinh phong, phụng sung Hồ Xá tân thứ hầu tiếp, tầm dĩ bổn chức quyền biện Hình bộ sự vụ
            Tam niên mông điều bổTuần phủ hộ lý Định An tổng đốc phòng, thị niên phụng sung Khâm sai đại thần vãng Hả Dương thanh tra, tứ niên khâm mông thăng thự
            Tự Đức ngũ niên Nhâm Tý, thập nhị nguyệt, nhị thập nhất nhật, ngọ khắc vô bệnh nhi chung hưởng linh lục thập hữu nhị.
            Kim phối Bình Định danh Phiệt, Đặng thị thiếp nhị nam nhị  trường Tuyển, Tự Đức Mậu Thân khoa cử nhân. Thứ Hiển, Nữ tam, trưởng giá đồng hạt sĩ nhân Lê Hữu Lễ thứ sung Gia Hưng công phủ, nữ quý thượng ấu. Tôn, nam tam, nữ nhị, giai ấu tốt chi nhật.
            Khâm phụng chỉ chuẩn thực thụ gia cấp tiền, văn sa, cẩm ưu hậu, tứ tỉnh binh hộ tống linh cữu hồi quán, tái phụng tứ tế nhất đàn.
            Tự Đức lục niên, Quý Sửu, thất nguyệt, thập tam nhật, tị khắc, phụng an thổ vu bổn hương Lâm Lĩnh xứ chi nguyên.
            Ô hô ! Sĩ đồ dương lịch tam thập dư niên, xuất nhập duy dần thuỷ chung vô gian.
            Thánh thượng giản kỳ lao năng, liêu hữu lượng kỳ thành đốc. Vi chánh giản dị bất sự biểu bạo nhi hữu khứ hậu chi ân phương vị thọ khải nghi hỉ trường lịch. Sủng quyến độ cơ triển hiến vi phụng dương đắc ý ư dĩ đáp cửu trùng tri quá chi ân. Hiển dịch thế thiện căn chi tích nhi Tuyển đẳng diệc đắc thao thừa đình huấn ngưỡng tịch ấm phủ thử cố ô ô chi tư Thần tịch sở huyền thiết dã. Vân hồ! Bất thục tu nhĩ trường từ
            Ô hô ! thương thiên hạt chí thử cực tai!
            Tuyển đẳng hận vân bình chi mạc vãn, thống thanh khái chi trường chung.
            Trọng duy đại nhân như thử, phẩm hạnh như thử sự nghiệp ký bất năng hữu sở hi tiêu nhi cúc tử chi cần nhàn gia chi hối hựu vô dĩ báo đáp phu vạn nhấ. Cẩn thứ tự tính hệ hoạn phiệt chí nghiệp ngạnh khái biểu chi ư thạch dĩ chí.
            Ô hô ! Thống tai!
            Tự Đức thất niên, tuế thứ Giáp Dần, nhuận thất nguyệt, thập tam nhật.
            Tân Dậu niên, thập nguyệt, thập thất nhật, Mão khắc, phụng thiên táng vu Nhự Quế xứ chi nguyên.
            Nam: Tuyển, Hiển khấp thuật.
                         
c/Dịch nghĩa
Đại nhân là Tư Thiện đại phu, chính trị Thượng khanh, Thượng thư Binh Bộ kiêm Đô sát viện, Hữu Đô Ngự sử Tổng đốc Nam Định, Hưng Yên, Đề đốc quân vụ kiêm quản lý việc lương hướng, tên thụy là Trang Lượng, tên húy là Nguyễn Văn Điển, tên tự là Tam Lễ. Ông là người gốc Thanh Hóa.
Cao Tổ (ông Tổ tên húy là Tài, sinh sống ở Thanh Hà,  Quảng Nam, làm chức Miếu Thừa (hàm tòng lục phẩm quan văn) bà Cao Tổ là ngượi tộc Phạm.
Tằng Tổ (ông cố) tên húy là Lương, tiếp tục làm chức Miếu Thừa. Bà Tằng Tổ (bà cố),  tộc Mai, hiền lành. Ông mất sớm, nhà nghèo, con nhỏ Bà tảo tần nuôi con. Mỗi đêm thắp hương trong nhà  cầu mong con khôn lớn.
Hiển Tổ (ông nội) tên húy là Dương, tên tự là Minh Trai, theo Nho học và giỏi nghề y. Những người bệnh nghèo không nơi nương tựa trong ấp, không có thuốc men, thiếu ăn, đều được hưởng phước trạch của ông, đến nay có người vẫn còn nhớ điều đó. Bà nội tộc Bùi cũng làm việc thiện. Ông có ý chí, khi thuận lợi thì lập tức thực hiện.
Hiển Khảo (cha ruột) húy là Yến, tự Thanh Trai, là người xem nhẹ tiền tài, coi trọng nhân nghĩa. Vào cuối thời Tây Sơn, ông từ trời Nam đến nhận chức Thư ký Bắc Thành, theo nhật nguyệt giữa trời mở xe tứ mã đi trên đường đất trắng mạh mẽ giữa bụi mù. Về sau ông được tặng Triều Liệt đại phu Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, tên thụ là Đoan Lượng. Bà tộc Văn, được tặng Tùng Tứ phẩm cung nhân.
Đ?i nhân sinh năm Tân Hợi 1791, tháng tám, ngày Thìn, là người rộng rãi có chí lớn. Lúc mới trưởng thành đi nhiều địa phương. Tiên sinh cùng em ruột là tú tài tên Huy giúp nhau cố gắng học hành, chuyên cần đạt như lòng mong muốn.
+Năm Gia Long Kỷ Mão (1819), thi đổ cử nhân, gia quyến một phen đổi mới, cha mẹ còn kịp thấy.
+Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820), phái làm Hành tẩu bộ Công, Cai bạ Ty Vụ, cũng năm ấy phụng sung Sơ khảo Trường thi Sơn Nam, tri huyện Từ Liêm.
-Năm thứ sáu (1825), thăng Tri phủ Quốc Oai, chuẩn bị về cư tang cha mẹ.
-Năm thứ bảy (1826), Tri phủ Thiệu Hóa
-Năm thứ tám (1827), về cư tang, thăng Viên ngoại lang, Thị lang trung bộ Binh.
-Năm thứ mười (1829), phụng biên tu Tôn phổ (gia phổ dòng họ cao quý của nhà vua) và chính thức nhậm chức (Thị lang trung bộ Binh)
-Năm thứ mười một (1830), Hiệp lý thành Gia Định cũ, Binh Tào sự vụ.
-Năm thứ mười hai (1831), làm quyền nhiếp hiệp trấn Phiên An cũ (Phan Rang)
-Năm thứ mười ba (1832), bổ làm Bố Chánh sứ Khánh Hòa, đến năm thứ mười bốn (1833), thực nhậm chức ấy.
-Năm thứ mười lăm (1834), Khâm sai tuyển trường Phú Yên.
-Năm thứ mười sáu (1835), Khâm sai tuyển trường Biên Hòa
-Năm thứ mười bảy (1836), Đổng lý Thanh tra hai tỉnh Bình Định, Phú Yên.
-Năm thứ mười tám (1837), Tùng tứ phẩm, Thừa biện bộ Công lang trung.
            -Năm thứ hai mươi (1839),  Biện lý bộ vụ bộ Hộ rồi cải bổ Biện lý bộ Công.
            +Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841), thăng Tả thị lang, cùng năm ấy phụng sung Đổng lý xây lăng Hiếu Đông (lăng của bà Hồ Thị Hoa, mẹ ruộ vua Thiệu Trị)
            -Năm Thiệu Trị thứ hai (1842), tháp tùng vua Thiệu Trị ngự giá Bắc tuần nhận sắc phong vua nhà Thanh, đặc phái tiếp sứ thần tại Bắc Ninh.
            -Năm Thiệu Trị thứ tư (1844), thăng Tả Tham tri bộ Công
            -Năm Thiệu Trị thứ sáu (1846), thực nhận chức (Tả Tham tri bộ Công), cùng năm ấy phụng sung Khâm sai đại thần Thanh tra Quảng Bình, rồi làm Hiệp lý Thủy sư thọ vụ tại kinh kỳ.
            -Năm Thiệu Trị thứ bảy (1847), phụng sung Đổng lý cung,  xây Xương lăng (lăng vua Thiệu Trị)
             +Năm Tự Đức nguyên niên (1848), phụng sung  Đổng lý Thanh tra hai bộ bộ Hình và bộ Hộ.
            -Năm Tự Đức thứ hai (1849), sứ nhà Thanh đến kinh đô phong vương, phụng sung đến Hồ Xá-Tân Thứ tiếp sứ rồi làm Quyền biện vụ bộ Hình.
            -Năm Tự Đức thứ ba (1850), Tuần phủ Tổng đốc Nam Định - Hưng Yên, cũng năm ấy phụng sung Khâm sai đại thần Thanh tra Hải Dương.
            -Năm Tự Đức thứ tư (1851), thăng đường nhậm chức.
            -Năm Tự Đức thứ năm (1852), năm Nhâm Tý, tháng mười hai, ngày hai mươi mốt, giờ Ngọ không bệnh mà mất, thọ 62 tuổi.
            Vợ quê Bình Định, danh gia họ Đặng, ông có hai vợ lẽ, hai con trai. Người con trưởng tên là Tuyển, đỗ cử nhân năm Tự Đức, khoa Mậu Thân (1948), con thứ là Hiển. Ba con gái. Con gái trưởng có chồng người cùng địa phương có họ thức tên Lê Hữu Lễ, con gái thứ có chồng tại phủ Gia Hưng. Nữ út còn nhỏ. Người con gái út tên là Nguyễn Thị Nhu, vợ thứ của ông Nguyễn Duy Hiệu. Ba cháu nam, hai cháu nữ còn nhỏ
            Theo mệnh vua, thực nhận cấp tiền, lụa, gấm chăm lo tang lễ chu đáo. Vua lệnh binh lính của tỉnh hộ tống linh cửu đưa về bản quán, ban một đàn tế.
            -Tự Đức lục niên (1853), năm Quý Sửu, tháng bảy, ngày

mười ba, giờ Tị an quàng tại bổn hương xứ Lâm Lãnh (nay là thôn

Đồng Nà, Cẩm Hà)
            Ô hô! Con đường kẻ sĩ trải hơn ba mươi năm, xuất nhập một lòng vì việc quan trước sau không gián đoạn.
            Thánh thượng mến mộ công lao. Bạn đồng liêu mến vì tận tụy việc công. Làm quan giản dị không bạo ngược mà lại có ân đức về sau tạo nên phước thọ lâu dài.
            Được sự sủng quyến ban tặng nhiều lần, mong sáng tỏ đức tốt để báo đáp ơn tri ngộ của nhà vua.
            Hiển vinh do tích luỹ thiện căn của nhiều đời nên bọn Tuyển (các con của ông) cũng được thừa hưởng gia huấn, phước ấm. Chim quạ báo ân, sớm chiều ghi nhớ. 
            Thương thay! Chưa hưởng điều lành mà lại giả biệt lâu dài!
            Ô hô! Trời xanh sao đến thế kia! Đáng buồn thay! Bọn Tuyển đau đớn đưa chiếc xe mây mà lời thống thiết khôn cùng! Đại nhân là người phẩm hạnh như thế sự nghiệp như thế và không thể có cơ may con cháu được nghe lời dạy dỗ cần kiệm trong gia đình, lại không được báo đáp trong muôn một. Vậy chỉ biết kính cẩn tiếp theo ghi tóm tắt hoạn lộ trong bia.
Ô hô ! Đau đớn thay!
            Tự Đức thứ bảy, năm Giáp Dần (1854), tháng bảy nhuận, ngày mười ba.
            Tân Dậu niên (1861), tháng mười, ngày mười bảy, giờ Mão, di chuyển đến táng tại nguyên xứ Nhự Quế
            Con trai: Tuyển, Hiển khóc thuật.

3.2/ VĂN BIA MẶT SAU
            Văn bia mặt sau (phần một) ghi lời viếng thống thiết của các quan lại đầu tỉnh cùng các văn thân Nam Định tỏ lòng thương tiếc Nguyễn Văn Điển khi ông nhận lãnh chức Tổng Đốc liên tỉnh Nam Định - Hưng Yên trong thời gian từ năm 1850 đến năm 1853.
               
a/ Nguyên văn
                . .   . ?
            , .
  . ? . . . .             L 舊 政.
            調 «
           

b/ Phiên âm 
            Đài lai tịnh mậu uý vi bang gia chi quan Cơ, Vĩ vân giao nghi tác sơ hà chi khí. Hữ ô hô! Thính kỳ vi luân, vi đàn sở bất vong giả. Độc hoài vu hữu cúc, hữu lan quyến duy chế đài Nguyễn tướng công ôn hòa vũ lượng nghi viễn phong hiến ứng.
            Quốc triều chi đệ tam khoa, hiền thư tảo quyền. Lịch sĩ đồ giả tạp dư tả thiên huống trường thừa.
            Đương Canh Tuất chi mạnh thu, ủng súy tinh vu Nam khổn vi chính bất ưu trạch hạ cập vu lư các ẩm, nhân dĩ hòa tình vô gian vu thân vị viên nhi thông cố sự bất đồng, kính nhi gian cố nhân giai thân duy kỳ bẩm chi hậu nhi dư?ng chi...? (Ký hiệu chữ không đọc được do vết đạn bắn). cố nghi xử giả thuận nhi lý giả,
            Cát thiên tích chi thọ hoa giáp phương chu tử thế kỳ khoa thư hương khắc thiệu.
            Đế tâm giản kỳ tì phương ..?.. vu kỳ niên địa hạt lai điện điều tước chính tư vu lương mục.
Vân hồ Bất thục tu nhĩ trường từ.
            Đế chẩn lao năng độc hậu sức chung chi huống nhân phù lạc dị hàm hoài khứ hậu chi ân khổn tiết sơ lai trọng để hồi vu cựu chánh môn tinh như tác đa trúy quyển vu liêu tình cộng tri định phước hoàn, danh cánh vô biệt cảm thực dĩ đồng phương, đồng điều chuyển hữu dư thê nhị nguyệt xuân thâm, thương triệt sắc hề nam phố Ngũ Hành sơn viễn thác dới ca hề đông phong.
            -Hữu Định An lĩnh tổng đốc Vĩnh Trung Nam Lê Văn Phú
            -Nam Định bố chánh Ngô Liêm Đức
            -Án sát Huỳnh Toàn Viêm
            -Chánh lĩnh binh Đỗ Phó,
            -Phó lĩnh binh Nguyễn Minh Tiêu, lệ thân biện đẳng đồng kính vãn.

c/ Dịch nghĩa
            Cây đài lai tươi tốt, quốc gia tươi sáng. Từ xa, sao Cơ sao Vĩ soi tỏ núi sông. Luân thường ấy thật khó quên!
            Bên cúc, bên lan cứ quyến luyến nhớ mãi huynh đài tướng công họ Nguyễn, tính ôn hòa, độ lượng như làn gió xa thổi lại.
            Khoa thứ ba của quốc triều , người hiền thư sớm đạt khoa bảng. Trải đường làm quan hơn ba mươi năm. Trời trao thừa truyền điều ấy!
            Tháng tám, năm Canh Tuất (1850), theo ngọn cờ tướng suý tới Nam, mọi người được hưởng hòa khí, không phân biệt kẻ văn thân, công việc quan trọn vẹn, không phiền nhiễu, ân trạch xuống tận thôn cùng, xóm vắng.
            Trời lành ban tuổi thọ hoa giáp, con cháu nối theo khoa bảng.
            Lòng vua cũng dựa vào người tuổi cao kinh qua nhiều địa phương để trao việc chăn dân tốt.             Thương thay! Chưa hưởng điều lành mà lại giã biệt lâu dài!   
            Vua xét công lao, sức lực cống hiến, khi mất ban tặng ân sủng như khúc nhạc bồng bềnh chứa chan nhung nhớ. Ông giữ khí tiết tuân hành đúng chính sách từ trước.
            Cờ quan phủ nhiều ngày buộc lại tỏ lòng quyến luyến bạn đồng liêu. Cũng biết rằng định phước đã xong nhưng danh tiếng không thể quên được. Cùng một phương chuyển linh cửu thê lương, hơn hai tháng xuân đau thương, bến sông phía Nam núi Ngũ Hành xa xôi vang trong gió bài ca viếng người quá cố.
            -Hữu Định An lĩnh đốc hiệu Vĩnh Trung Nam: Lê Văn Phú .
            -Bố chính Nam Định: Ngô Liêm Đức
            -Án sát: Huỳnh Kim Viêm
            -Chánh lãnh binh: Đỗ Phó 
            -Phó lĩnh binh: Nguyễn Minh Tiêu
cùng các văn thân, hào sĩ trực thuộc,
đồng kính viếng

            Văn bia mặt sau (phần 2)  do Phạm Văn Nghị, người bạn đồng liêu của Nguyễn Văn Điển viết.
            Phạm văn Nghị (1805-1884), hiệu Nghĩa Trai. Ông là sĩ phu yêu nước, nhà giáo, nhà thơ.
Quê quán: Làng Tam Đăng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Năm 1838, đỗ Hoàng Giáp, được sung chức tu soạn Viện Hàn lâm, giữ chứ tri huyện phủ Lý Nhân, biên tu Quốc sử quán.
            Từ năm 1845, từ quan về quê dạy học, đào tạo hàng ngàn học trò trong đó có Tống Duy Tân, Đinh Công Tráng, Nguyễ Khuyến. . .
            Năm 1854, lại được mời ra giữ chức Đốc học Nam Định kiêm chức Hải Phòng sứ
            Năm 1858, khi Pháp tấm công Đà Nẵng, ông cùng học trò và sĩ phu Nam Định lập ra đội Nghĩa Dũng gồm 365 người hành quân vào Nam xin vua cho đánh Pháp. Vua Tự Đức không chuẩn y nên đành quay về Bắc.
            Về văn họ, ông sáng tác “Tứ thành thất thủ phú” (Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương 1873, nói lên nỗi căm tức của sĩ phu trước sự ươn hèn của văn quan võ tướng),
            Tập thơ văn chữ Hán “Nghĩa Trai thi văn tập” có nhiều bài ghi lại việc đưa nghĩa quân vào Huế.
            Sáu năm cuối đời, ông ở ẩn trong động Hoa Lư Ninh Bình, lấy hiệu Liên Hoa động chủ. Ông cũng có một số bài thơ Nôm viết sau khi về ở đó (Trích “Bách Khoa toàn thư”)

a/ Nguyên văn

            , , ,     ,   , , , , , .
            ? . ? ? e .
            , 調 . . , , , x g . ? š .
            ..?.. ? ?
            , , 輿 , . , , š ? , g ,
            , , 十一日, . . , ? . .
              ,       , \,        , . .   ! !
            , , , . 

b/ Phiên âm
             Quảng Nam, Thanh Hà, cố Tư Thiện đại phu, chánh trị Tiên đại nhân Tư Thiện đại phu, chánh trị Thượng khanh Binh bộ thượng thư kiêm Đô sát viện, Hữu Đô ngự sử Tổng đốc Nam Định, Hưng Yên đẳng xứ địa phương, Đề đốc quân vụ kiêm Lý lương hướng, thụ Trang Lượng, Tam Lễ đường Nguyễn tướng công đức độ nhân dã.
            Sĩ đại phu hữu dĩ tài trí thắng hữu dĩ đức độ thắng yêu kỳ vi thục nhân quân tử tắc công cử nhân xuất thân dương lịch ngoại thụ tri tam triều.
            Tự Đức Canh Tuất thu, dĩ công bộ Tả tham tri điều bổ Tuần phủ hộ lý Định An tổng đốc khai phòng Tân Hợi xuân khâm mông thăng thự kỳ cư quan dã. Ân khuê phương hùng nghiêm lệ khoan hoằng tiếp vật bình dị cận dân, tri bất kinh ngu nhi chấn biệt tinh tích, bất ly tục nhi trì thủ định Nam Định, tứ phủ, thập bát huyện trọng gian dã.
            Địa quảng nhân trù, tô phú số bội trưng phát chuyển vận tỉnh vụ ân phồn kiêm công xảo lộng chi lại đao hoạt chi dân hoàn bồ chi ích tích, tệ bất nhất hựu trọng chi dĩ tật dịch.
            Nhân chi dĩ cơ công chỉnh bát tòng dung tỉnh vô lưu vụ nhi điền dã nhật tịch chư miêu nhật phong lại tri thủ pháp dân tể tranh tụng ích tặc kỷ ư bính tích. Tư dân dĩ chi an nghiệp tại chức du nhị niên nhất cảnh tân trù lưowng mục yên tắc thị vô cố thản nhiên đức độ ứng chi ý chính . .?.. tụng dĩ tình phi giản giả khước chi cầm chế hữu pháp phi cố giả nha chi dân hữu tật dịch tức phái chẩn trị.
            Tuế hữu nhũng hạn, tứ thân kỳ đảo, tấu thỉnh phát chẩn ngạ mao hữu tái sinh chi lạc tấu thỉnh hoãn trưng lư lý vô cử không chi hoạn. Công sự chi hạ Nho thuật dĩ vă chi học giả thân kỳ sắc tiếu sư Nho lạc dữ chu viễn ôn nhiên hữu đại nhã chi phong yên. Thị kỳ trị quan lị dân cổ lệ sĩ phu đông dương, hạ ấm ,
            Khả ái, khả mộ. Duy thành dữ vật, vật duy thành. Vô ác ư nhân, nhân diệc vô ác. Phi chân đức đô, dị khắc trăn tư nhược phu. Thông tịch dĩ lai lịch phủ huyện, thụ kinh chức, dĩ trắc vu Á khanh, tam thập dư niên gian, tuần hiện đạo cự phụng. Công thủ chính tư cố quan châm chi thận diệc vi sĩ quan chi thường.
            Nhâm Tý quý đông, nhị thập nhất nhật, vô bịnh nhi chung. Thị nhật tảo phi duyệt cật trưởng tử cử nhân thị yên. Gia đồng tiến ngọ thực, thực tái cật nhi công thệ hĩ
            Thừa hóa dĩ quy thuận thụ kỳ chính tử sản nhi tử dư nhân chi tụng tái văn Triệu Bá sở thuyết Cam Đường chi thi phục tác tốt chi nhật khâm phụng.
            Thánh thượng chẩn kỳ lao năng, chỉ chuẩn thực thụ gia cấp tiền, văn sa, cẩm, ưu hậu tứ tỉnh binh hộ biểu hồi quán. Tái phụng tứ tế nhất đàn khoáng lễ dã.
            Tường nguyên cát phi thiên chi tư ư công hiệu lương hậu chung nãi, phước chi cơ vu đức.
Ô hô! Thị tai!
            Hữu Nam Định, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, nguyên Hàn Lâm viện thị độc, Nghĩa Trai Phạm Văn Nghị cẩn thuật.

c/ Dịch nghĩa
            Cố Đại phu Tư Thiện, quê Thanh Hà, Quảng Nam, Thượng khanh, Thượng thư Binh bộ kiêm Đô sát viện, Tả Đô ngự sử Tổng đốc Nam Định-Hưng Yên, Đô đốc quân vụ kiêm Lý lương, thụ Trang Lượng.
            Tướng công họ Nguyễn, tự Tam Lễ là người đứuc độ, là sĩ phu có tài trí, nhân từ, quân tử.
            Ông xuất thân là cử nhân từng trải qua ba triều. Năm Tự Đức Canh Tuất (1850), vào mùa thu ông là Hữu Tham tri bộ Công, bổ nhiệm Tuần phủ kiêm nhiệm Tổng đốc tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Ông làm quan tại đây đến mùa xuân năm Tân Hợi (1851), ân cần, nghiêm trang mà khích lệ khoan hồng, rộng rãi khi tiếp vật, bình dị gần dân chúng, phân biệt tinh thần và hình thức, không rời xa tục lệ giữ yên bốn phủ mười tám huyện của tỉnh Nam Định.
            Đất rộng, người đông, liêm khiết thu thuế chu tất nộp về tỉnh. Quan lại lộg hành, giảo hoạt thì sửa trị. Dân nghèo như cỏ hoàn, cỏ bồ có tích lũy, tệ nạn không trở lại. Khi có bệnh tật, đói kém, ông điều chỉnh không thu giữ vụ khai canh nên nơi điền dã ngày càng phong thịnh. Ông tuân thủ pháp luật khi tranh tụng, dân thường thì ôn hòa, kẻ nghịch tặc thì khoan hồng. Tứ dân an cư trong thời gian ông giữ trọng trách suốt hai năm, một cảnh trù phú, tốt đẹp. Tất nhiên vô sự là do đức độ của ông ứng hiện vào chính trị. Khi tranh tụng lấy tình, không xem xét qua loa rồi kiềm chế bằng luật lệ không vì cớ gì để dân phải tội. Khi có tật bệnh, ông phái người chẩn trị. Gặp năm hạn hán, tự thân ông cầu mưa, tấu xin phát chẩn cứu đói để dân trở lại cuộc sống an vui, tấu xin hoãn thuế nơi làng xóm để dân không lo lắng.
            Khi việc quan nhàn hạ ông tìm hiểu nho văn, họ giả thân mật gọi ông là vị sư nho vui vẻ và truyền xa tính ôn hòa, an nhiên, phong nhã của ông. Quả là một viên quan cai trị đến với dân, khuyến khích sĩ phu như mang lại mặt trời cho mùa đông, gió mát cho mùa hạ.
            Thật khả kính, khả mộ đối với vật, vật cũng suy tôn như vậy. Không ác với người, người không ác lại. Nếu không chân thật, đức độ dễ gì có được!
            Thông suốt đến nay trải qua nhiều phủ huyện cho đến nhận chức tại kinh thành lên đến tước Á khanh trong hơn ba mươi năm, tuần tự tiến thân, ông vẫn giữ vững phương châm làm quan thận trọng của  kẻ sĩ vì vua.
            Tháng mười hai, năm Nhâm Tý (1952), ngày hai mươi mốt, ông không bệnh mà mất. Buổi sáng sớm hôm ấy, ông tiếp con trưởng cử nhân đến thăm. Gia đồng dọn cơm trưa, ăn xong thì ông mất.  Thật là quá sớm, không được con trưởng là cử nhân chăm sóc. Gia đình con trẻ trở nên ngổn ngang, mòn mỏi trước tổn thất này. Ông đi theo tạo hóa, quy thuận của con người chân chính, sống chết vì đất nước như nghe lại bài thơ Cam Đường ca tụng Thiệu Bá  (Kinh Thi có câu: Tế phế cam đường- rườm rà cây cam đường- nói nơi ông Thiệu Bá xử kiện cho dân. Nay gọi ân trạch quan địa phương lưu lại gọi là Cam Đường ngày xưa.)
            Thánh thượng xem xét công lao, ưu ái cấp tiền, lụa, gấm vóc, ban binh lính tnỉh, hộ tống trở về quê quán, ban một đàn tế long trọng.
            Rõ ràng, điều tốt lành chẳng riêng trời nào. Từ riêng cho đến công, lương thiện, nhân hậu là nề tảng phước đức. Ô hô ! Thật vậy thay!
            Hữu Nam Định, Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, nguyên Hàn Lâm viện thị độc, tên tự là Nghĩa Trai, Phạm Văn Nghị cẩn thuật.


4/ MỘ nguyỄN VĂN đIỂN ẨN chỨA TỒN NGHI

BÍ ẨN, HỜN OAN KÉO DÀI TỪ 1852  ĐẾN 1978
            Sau khi mất, thi hài của vị đại quan triều Nguyễn tẩm liệm chu đáo trong quan tài bằng đá.
            Năm 1978, trong phong trào khai hoang, khôi phục sản xuất sau chiế tranh, chính quyề địa phương thực hiện quy hoạch mồ mả để tăng diện tích sản xuất. Một vị quan lớn triều đại phong kiến Nguyễn văn Điển cũng nằm trong khu vực phải di dời.
            Dòng tộc cùng người dân Trà Quế đã tham gia cải táng mộ ông Tướng. Ngôi mộ đá to, nặng nên việc cất bốc khó khăn. Khi mở được nắp quan tài bằg đá, nhữg người tham gia cải táng còn thấy rõ gấm lụa óng ánh nhưng phần xương thịt đã tan thành đất, chỉ còn lại ba cái đinh chĩa ba bằng sắt: Một chĩa ba đính ở trên đầu, hai chĩ ba đính ở hai bên nách.
            Một sự thật ngỡ ngàng, khó tin lại xảy ra trong ngôi mộ cổ nơi quê nhà? Sự tồn nghi cứ lan tỏa chưa có lời giải, cứ mênh mông trôi theo dòng suy nghĩ trong người dân hiền hòa Trà Quế.
            Theo cổ lệ tống táng, điều tối kỵ là sử dụng đinh sắt để đóng quan tài. Nhưng trong mộ Nguyễn Văn Điển lại có đinh sắt chĩa ba đặt trực tiếp trong thi hài người quá cố. Ai đó chưa muốn buông tha cho một xác thân đã trở về với cát bụi bằng hành động  yểm mộ.
            Sau năm 1978 hài cốt của vị đại quan phải cải táng tập thể trong khu mộ chung của tộc tại Đồng Nà, Cẩm Hà.
            Người Trà Quế đã lãng quên một di tích của địa phương, văn hóa vật thể ngôi mộ bị dập nát, thất tán rải rác trong khu dân cư sau khi chuyển mộ.
            Nhưng nhờ đó, lại bật tung một bí ẩn, giải thoát u hoài cho một ngôi mộ thoát khỏi vòng trấn yểm theo quan điểm tâm linh.
            Ngôi mộ cổ trải qua nhiều nỗi long đong. Năm 1980, với thái độ tôn trọng các di tích lịch sử và văn hóa, hài cốt ông Nguyễn Văn Điển được cải táng trả về lại vị trí cũ như hiện nay.
            Tại sao lại có sự yểm mộ? Lý giải tồn nghi trên, có thể sự việc xảy ra liên quan đến hoàng gia triều Nguyễn, mang đậm tính tâm linh cần kiểm chứng và tranh luận trong các cuộc hội thảo lịch sử địa phương.
            Ông là trọng thần triều đình, có thời gian là Đổng lý cung và trực tiếp xây dựng lăng Hiếu Đông và lăng Thiệu Trị.
                        Khi Hồng Nhậm lên ngôi năm 1847, lấy niên hiệu Tự Đức, lại xảy ra cuộc tranh đoạt vương vị giữa hai anh em ruột là Hồng Bảo - Hồng Nhậm.       Nguyễn Văn Điển làm Đổng lý cung, xây lăng bà nội, rồi tiếp tục xây lăng Thiệu Trị là cha vua Tự Đức. Chắc hẳn ông biết rất rõ những mâu thuẫn gay gắt trong hoàng thất.     
            Nguyễn Văn Điển là đại thần, từng giữ chức Đổng lý thanh tra tại các Bộ và các địa phương, lại là người trung trực. Vì vậy, bên cạnh ông không ít kẻ ghen ghét, tị hiềm.
            Có thể phe phái thân Tự Đức tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Nguyễn Văn Điển mà bí mật                       thực hiện hành động khó hiểu này! Rất tiếc hậu duệ trực hệ của ông nay đã thất tích nên không thể liên lạc được.
Gia đình Nguyễn Văn Điển trải qua ba thế hệ: Cha, bản thân, con trai cùng là quan lớn trong triều Nguyễn, làm rạng rỡ một gia đình khoa bảng truyền thống.
Hiện tại còn chăng là khu mộ hòa cùng trăng gió quê hương, như câu đối còn ghi trên mộ:
Bạch vân ẩn ước triêu hoàn mộ
Hoàng hạc y hi khứ phục lai
Mây trắng mịt mờ, sáng bay chiều trở lại
Hạc vàng lặng lẽ, cánh mỏi lại quay về.
Ngày nay, ngôi cổ mộ uy nghi trên vùng rau tươi vẫn là niềm tự hào một Trà Quế địa linh đã sinh ra nhân kiệt.

1 nhận xét:

  1. không biết bác là ai, chưa gặp, nhưng thích cái blog của bác! hay nói thêm là thích cách nghiên cứu, làm việc của bác! cám ơn bác nhiều!

    Trả lờiXóa