Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

KHỔNG MIẾU Ở HỘI AN

Nếu Văn miếu Minh Hương và Văn miếu Cẩm Phô thờ đức Khổng và học trò của ngài, được thiết lập trong thời Nho học thịnh hành, thì KHỔNG TỬ MIẾU (126 Trần Hưng Đạo, sau đổi là Hùng Vương) lại được dựng nên trong lúc Khổng Giáo đã suy vi, Nho học không còn nữa!!
Hội An ngày đó tỉnh lỵ, là trung tâm văn hóa xã hội..., nơi hội tụ giao du những nhà khoa bảng như Cử nhân Võ Úy, Cử nhân tỉnh trưởng Hồ Ngận, Phó bảng Nguyễn Hà Hoằng, bác sỹ Thái Can, thẩm phán Huỳnh Như Văn, thiếu tá tỉnh trưởng Võ Hữu Thu cùng các Nho sĩ đã thành lập Hội Chấn Hưng Cổ Học.
Năm 1961, Hội Cổ Học Tinh Hoa Quảng Nam và Huế cùng thân hào nhân sĩ trí thức trong tỉnh đã tiến hành dựng Khổng Tử miếu như còn thấy đến ngày nay.
Nhưng thăng trầm chưa dứt...
Sau tháng 3 năm 1975, miếu này được... cải tạo thành khu vui chơi giải trí cho thiếu nhi, và, tượng ngài Khổng Khâu bị kéo ngã, quăng xuống ao trong khuôn viên miếu.
Đến năm 2002, miếu Khổng Tử lại được phục hồi trùng tu bằng ngân sách thị xã và hỗ trợ từ Canada.
Năm 2005 lại được trùng tu lần nữa, lần này có xây thêm mới 1 gian nhà so với hiện trạng có từ trước.
Một nguồn tin không chính danh nhưng do 1 người có uy tín nói lại:
Chính ông Hồ Nghinh đã ký lệnh yêu cầu ngừng ngay việc đập phá đình chùa miếu mộ. Tiếc rằng có trễ nhưng còn may!!
Thời tôi trẻ trung, đã có một câu hỏi cho mình:
- Tại sao Nho Giáo có đủ Giáo chủ, tín đồ, cơ sở thờ tự mà không lại là một tôn giáo?
Câu trả lời cũng chính tôi, khi sắp qua hết tuổi trung niên:
- Vì Khổng Giáo thiếu mất một nền tảng siêu hình!
Khổng Tử không phải là người khai sinh ra Nho Giáo. Nhưng không có Khổng Tử thì không có Nho Giáo!
Sinh thời, Khổng Tử muốn làm thầy thiên hạ. Chết đi, Khổng Tử lại được nhiều hơn ao ước: THẦY CỦA MUÔN ĐỜI... Vạn thế sư biểu!!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét