Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021


HỘI AN MÔ TẢ TRÊN HẢI NGOẠI KỶ SỰ SAU 1695



Sau chuyến nam du năm 1695, trở về chốn cũ, Hòa thượng Thích Đại Sán có viết:

“Hội An, từ thế kỷ 17 từng là nơi bến tàu tập hợp hàng hóa ngoại quốc. Một con đường lớn thẳng bờ sông dài chừng 3 - 4 dặm. Hai bên đường, phố xá ở khít rịt liền nhau. Cuối đường là Nhật Bản kiều và Cẩm Phố. Bên kia sông là Trà Nhiêu, nơi đinh bạc của các thương thuyền ngoại quốc.” (Hải ngoại kỷ sự - Thích Đại Sán, bản dịch Viện Đại học Huế 1963)

Theo sự mô tả thì năm 1696, những cồn cát trên sông Hội An còn khá nhỏ, cây cối chưa cản tầm nhìn nên Thích Đại Sán mới thấy rõ "Bên kia sông là Trà Nhiêu (nay là Duy Vinh), nơi đinh bạc (bến đậu đỗ thuyền bè) của các thương thuyền ngoại quốc”.

Vị trí và góc nhìn của tác giả là từ đường Cường Để - Trần Phú nhìn qua phía nam. Lúc đó sông Hội An kề sát đường này.

Gần 100 năm sau, bức tranh "Trên sông Hội An” - Tranh màu trong A voyage to Cochinchinna in the year 1792 and 1793, do J. Banow vẽ : Sông Hội An đã xuất hiện nhiều cồn cát lớn nhấp nhô nổi lên giữa dòng. Theo triền, đã có nhà cửa và sắc xanh cây lá.

Theo ghi chú dưới bản đồ năm 1789 của Le Floch de la Carrière:
“Con sông Hội An cũng có những bất tiện y như con sông ở kinh đô (sông Hương), một dải cát ngầm trải ngang trên sông làm cho sông cạn, chỉ cho phép tàu nhỏ vào được mà thôi”.

Có thêm một trong những cồn đất và "một dải cát ngầm trải ngang trên sông làm cho sông cạn" là vùng đất Cẩm Nam, được hình thành vào khoảng năm 1700 đến năm 1800.
Cồn An Hội thì được hình thành sau năm 1900.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét