Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

VÀI HÌNH ẢNH KHÁC 14 (cảnh xưa)
ĐƯỜNG 7 CÂY DỪA

Đây là đoạn từ chùa Phật Học đến đường Phan Đình Phùng (ngày xưa là ngã ba, bây giờ là ngã tư). Đoạn đường này trước có chín cây dừa sau còn bảy. Quán Bảy-Cây-Dừa nằm ở đây.
Ảnh photo Vĩnh Tân chụp năm 1950.

Đường 7 cây dừa hôm nay không còn dừa nữa. Chỉ có ruộng rau muống là còn dấu tích.

ĐƯỜNG HOÀNG DIỆU

Muốn sang... nhưng ngại vắng thuyền
Muốn về bên ấy e duyên lỡ rồi
                                                                                                          Hồ Dzếnh
Đường Hoàng Diệu và đường Phan Bội Châu cắt ngang không có một bóng nhà và cũng chưa có cầu qua Cẩm Nam. Cẩm Nam, sông ngày đó chưa bồi, thấy xa hun hút. Ảnh photo Vĩnh Tân chụp năm 1930.

Đường Hoàng Diệu bửa nay.

NHÀ THỜ CÔNG GIÁO HỘI AN

Nhà thờ Công Giáo Hội An được xây dựng từ năm 1935. 
Ảnh photo Vĩnh Tân chụp năm 1950
Dưới đây là trích đoạn tư liệu của Linh Mục AnTôn Nguyễn Trường Thăng, Người coi sóc giáo xứ Hội An từ tháng 11 năm 2006.

E. THẾ KỶ 19 BÁCH HẠI VÀ THỬ THÁCH.

Năm 1802, vua Gia Long thống nhất đất nước, đạo thánh chưa kịp phục hồi thì năm 1835 vua Minh Mạng đã ra lệnh triệt phá đạo công giáo và công việc đó chỉ chấm dứt sau Phong trào Văn thân “Bình Tây Sát Tả” vào năm 1886.
Cộng đồng đạo thánh tại Hội An có thể coi như bị tận diệt: không nhà thờ, không linh mục, không lời kinh tiếng hát…Một lần nữa, giáo dân trốn lên vùng rừng núi hay dùng thuyền bè chạy vào  vùng đất mới Đồng Nai, Gia Định, Lục Tỉnh. Ngày nay tộc họ giáo xứ Miền nam chắc chắn có ghi tên những  lưu dân bất đắc dĩ của xứ Hội An  nầy.

F. THẾ KỶ 20. TỪ ĐỐNG TRO TÀN VÀ THẾ KỶ 21: VUI MỪNG VÀ HY VỌNG.


Linh mục  thừa sai Pierre Auguste Gallioz Thiết. 

Vào đầu thế kỷ 20, các linh mục thừa sai Paris quy tụ các giáo dân còn sót hoặc có công ăn việc làm tại Hội An như một họ nhánh của Trà Kiệu. Theo sự tìm hiểu của linh mục  Phêrô Lê như Hảo : “ Mãi tới  năm 1914, một số giáo dân quy tụ về mới dựng được một nhà nguyện trên một gò hoang, gần khu nghĩa trang, nhưng không có linh mục phụ trách. Thỉnh thỏang mới có cha ở Phước Kiều về dâng thánh lễ” ( Tư liệu Hội An công giáo, kỹ niệm 385 năm ,lm Lê Như Hảo, trang 7) Linh mục phụ trách vùng nầy lúc bấy giờ là Joseph Lalanne tức cố Lân, cha sở họ Trà Kiệu và các vùng phụ cận. Tiếp theo là linh mục Pierre Auguste Gallioz MEP tức cố Thiết, coi sóc họ Phước Kiều và Vĩnh Điện, La Nang , Hội An. 

1. NHIỆM KỶ LINH MỤC PIERRE AUGUSTE GALLIOZ THIẾT (1935- 1953)

Đến năm 1935, linh mục Gallioz chính thức xây dựng kiên cố nhà thờ Hội An bằng gạch đá với hai ngôi tháp xinh xinh. Năm 1938, linh mục Gallioz được chấp thuận cho nới rộng khu đất nằm trên ba con đường Gouverneur Général Charles,( Nguyễn Trường Tộ)  Oscar Mouliè ( Lý Thường Kiệt) và Pasteur. Ngài lập cô nhi viện chăm sóc các em mồ côi. Năm 1953, quá lao tâm lao lực, ngài đã qua đời và được an táng tại khu nghĩa trang bên cạnh nhà thờ. 

 Nhà thờ Công giáo Hội An xây dựng từ năm 1965
Linh mục Giuse Lê Văn Ly xây dựng nhà thờ mới.

Năm 1965, Cha Giuse Lê Văn Ly , gốc Trà Kiệu từ Hà Tân về làm chính xứ Hội An. Lúc đó nhà thờ Hội An cũ chỉ có diện tích 144 mét vuông không đủ chổ cho giáo dân mỗi ngày một đông nên năm 1965 cha Giuse đã cho phá nhà thờ 1935 xây lại nhà thờ mới trên nền cũ với diện tích 720 mét vuông tồn tại đến nay. Vì nằm ngay đầu phi đạo, nên chính quyền cũ không cho làm tháp chuông, sợ tai nạn máy bay. 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét