Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

CẨM NAM - VÙNG ĐẤT CHÂU BỒI (3)
                    Phạm Thúc Hồng
               (Ảnh và chuyển chú: Soncuongde)

KHU MIẾU THỜ KHỐI PHỐ HÀ TRUNG
Quá trình lập ấp Hà Trung gắn liền với sự hình thành xây dựng các đình, lăng, miếu tập trung một khu vực, gọi là khu ngũ sở:
1.Đình Hà Trung
2. Miếu Âm Linh
3. Miếu Ngũ Hành
4. Lăng Xuân Sanh
5/ Miếu Ghe Bầu (Hội Tứ Chánh)
Từ khi khởi tạo, các ngôi miếu nằm chắc chắn, bình yên ngay trung tâm khối phố xung quanh được bao bọc bởi khu dân cư­. Ấy thế mà các cuộc thủy phá dai dẳng, trường kỳ đã đẩy các ngôi miếu bây giờ đứng chơ vơ sát bờ sông như­ hiện nay.

 Sau đình là sông
ĐÌNH HÀ TRUNG
Địa chỉ hiện tại: Khối phố Hà Trung, Phường Cẩm Nam Thành phố Hội An.
1 /QUÁ TRÌNH KIẾN TẠO, TRÙNG TU
Đình Hà Trung là đình thờ chư­ thần trong địa bàn dân c­ấp Hà Trung.
Hoành phi tên đình ghi rõ: Hà Trung ấp
Không có văn tự hoặc dấu vết x­ưa lưu lại để xác định năm khởi tạo đình Hà Trung như­ng căn cứ vào tụ c­ư lập ấp Hà Trung thì có thể ngôi đình đư­ợc khởi dựng vào khoảng những năm 1850.

Đình Hà Trung (góc trái ảnh) 
Đình được trùng tu lần thứ nhất  vào năm 1927. Xà cò nội thất ghi:
Bảo Đại nhị niên, tuế thứ Đinh Mão, tứ nguyệt, thập cửu nhật, đại cát.
Cẩm Phô xã, Hà Trung ấp, Tân Tu phổ. Bổn lân đồng tu tạo.
Bảo Đại năm thứ hai Đinh Mão (1927) Tháng tư, ngày mười chín, ngày tốt
Xã Cẩm Phô, ấp Hà Trung, phổ Tân Tu Xóm ta cùng tu tạo.
Thuở xưa, ấp Hà Trung có một xóm dân cư tên là Tân Tu. Tên gọi phổ Tân Tu không còn trong sinh hoạt của người dân Hà Trung nhưng Tân Tu vẫn tồn tại trên xà cò và hoành phi của đình. Điều đó khẳng định ngày xưa, ấp Hà Trung có nhiều xóm dân cư, sống gắn bó bên nhau.

Tân Tu
Năm 1965 đình được trùng tu lần thứ hai. Trong lúc xã Cẩm Nam chìm trong đạn lửa, nhưng ấp Hà Trung vẫn tiến hành tu bổ đình, thể hiện khát vọng tâm linh, vọng cầu quốc thái dân an.
Hà Trung ấp
Xà cò kề trên hoành phi ghi :
Việt Nam Cộng Hòa tuế thứ Ât Tị, tam nguyệt, nhị thập tứ nhật.
Cẩm Nam xã, Hà Trung ấp, bổn ấp tái tạo.
Việt Nam Cộng Hòa, năm  Ất  Tị (1965), tháng ba, ngày hai mươi bốn.
Xã Cẩm Nam, ấp Hà Trung, ấp ta dựng lại
Đình với gian giữa thờ thần vị:  神 THẦN
Gian đông và tây thờ các chữ:     左 班 - 右  
TẢ BAN-HỮU BAN
Ngoài ra còn có các hoành phi:
CHUNG ANH TÚ
Bảo Đại Giáp Thân thu, 
Tư lễ Nguyễn Văn Trực, Thủ Bổn Nguyễn Văn Hòa phụng cúng
Đức Kỳ Thịnh
Ất Tỵ niên, mạnh thu vọng nhật (Năm Ất Tỵ 1965, ngày rằm tháng bảy)
Huỳnh Kim Quán, Phạm Văn Phi đồng phụng cúng

MIẾU XUÂN SANH
Còn gọi là lăng Vạn Xuân Sanh
Vạn là làng những người sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác thủy sản trên sông, biển gọi là vạn ghe, vạn thuyền, vạn chài. Họ tụ cư sống theo ven bờ sông, biển, thờ thần Nam Hải và các thủy thần khác.
Hiện tại trong lăng vẫn còn xà cò ghi:
啟 定 二 年 歲 次 丁 巳 四 月 吉 日 
錦 鋪 社 河 中 邑 四 政 春 生 普 同 新 造
Khải Định nhị niên, tuế thứ Đinh Tỵ, tứ nguyệt, cát nhật
Cẩm Phô xã, Hà Trung, Tứ Chánh, Xuân Sanh phổ đồng tân tạo
Khải Định năm thứ hai (1917), Đinh Tỵ, tháng tư, ngày tốt
Xã Cẩm Phô, ấp Hà Trung, Tứ Chánh, phổ Xuân Sanh đồng tân tạo
Lăng Vạn Xuân Sanh
Thành mái lăng ghi:   巳(Tỵ) 1868 丁(Đinh)
Nhưng năm 1868 không phải là năm Đinh Tỵ mà là năm Mậu Thìn. Căn cứ thực tế tụ cư, lập ấp Hà Trung, lăng Xuân Sanh khởi lập vào năm 1868 có cơ sở hợp lý. Có thể, trước đó lăng được dựng lập bằng tranh tre đến năm 1917 được tân tạo bằng vật liệu gạch ngói.
Năm 1963, lăng Xuân Sanh được trùng tu lần thứ hai, khánh thành vào ngày 16 tháng 8 năm Quý Mão. Năm 2008, lăng được trùng tu lần thứ 3 trong chương trình trùng tu các di tích cổ của thành phố Hội An.
Lăng có gian thờ giữa đắp nổi chử THẦN với cặp đối hai bên:
U mông siêu ách, anh linh chân tế thế
Hình nghiêm độc dị, hiển hách cứu độ nhân
Thoát khổ u minh, thần anh linh cứu thế
Dị thường hình ảnh, thánh linh hiển giúp dân
Hai gian Đông và Tây đắp nổi: Tả ban - Hữu ban
HOÀNH PHI
Xuân Sanh phổ
Kỷ Tị niên mạnh đông. Bổn vạn đồng tái tạo
Phổ Xuân Sanh
Năm Kỷ Tị (1919), tháng bảy. Vạn ghe ta cùng tái tạo

求  必 應
Cầu tất ứng
Bính  Ngọ niên hạ nguyệt
Ng­ư hộ : Nguyễn Đình Lan - Cựu Trùm vạn : Đỗ Có, đồng bái
Cầu tất ứng hiện
Năm Bính Ngọ 1969, tháng hạ
Hộ nghề cá Nguyễn Đình Lan - Cựu trưởng xóm vạn ghe Đỗ Có: đồng bái


Ba điềm
Duy Tân Kỷ Dậu niên,  mạnh thu cát nhật
Xuyên Châu, Tập Phư­ớc phổ tịnh tứ chánh, phụng cúng
Sóng yên
Duy Tân năm Kỷ Dậu (1909), tháng bảy, ngày tốt
Phổ Tập Ph­ước, Xuyên Châu và dân tứ chiếng phụng cúng

助 信 彰 靈
Trợ tín chư­ơng linh
Tuế thứ Kỷ Dậu niên, trọng thu, cát nhật
Thuyền chủ : Nguyễn Đình Để, Đỗ Việt Dận đồng phụng cúng
Giúp tin tư­ởng sáng suốt
Năm Kỷ Dậu (1909) tháng tám, ngày tốt
Chú thuyền: Nguyễn Đình Để, Đỗ Viết Dận cùng phụng cúng.
CÂU ĐỐI
Xuân tiết thanh binh ba lãng tĩnh
Sinh lai cốt cách sa bằng y
Xuân đến thanh bình qua sóng lặng
Sống theo cốt cách dựa cát yên

Niệm cổ kim ân tiền bối
Xuân lai thu khứ tưởng hậu hiền
Nhớ ghi sau trước ân tiền bối
Đi đến xuân thu nhớ hậu hiền

Tứ thời thuận hú đồn niên phong
Lục phủ khổng tu trưng vật phụ
Tự đức bát niên hạ nguyệt, cát nhật
Thuyền hộ: Nguyễn Văn Thê phụng cúng
Bốn mùa thuận hộ cả năm thịnh
Sáu phủ thông thương, trọn vật đầy
Tự Đức năm thứ tám (1854) tháng hạ, ngày tốt
Thuyền hộ : Nguyễn Văn Thê phụng cúng
Câu đối mô tả đất đai sông nư­ớc đã vận dụng, chuyển tải tài tình hai địa danh tên xã Cẩm Nam và tên ấp Hà Trung vào nghệ thuật đối. Sinh thái Cẩm Nam hiển hiện trong câu đối như­ khơi dậy niềm tự hào pha chút lãng mạn hào hoa một miền đất quê hư­ơng.
MIẾU GHE BẦU ( HỘI TỨ CHÁNH)
Địa chỉ hiện tại: Khối phố Hà Trung, Phường Cẩm Nam, Thành phố Hội An.
Trong năm lăng miếu của Hà Trung có một ngôi miếu nhỏ, lặng lẽ mang trên mình danh       x­ưng: Tứ Chánh hội.
Tứ chánh, âm Hán cổ đọc là tứ chiếng
Tứ chiếng có nhiều cách giải thích:
- Tứ chiếng là bốn hướng: “chiếng” do đọc trại âm “giếng” nghĩa là xóm trong tiếng Mường “chiếng” do đọc trại âm “trấn” nghĩa là khu dân cư trong tiếng Hán Việt.
Từ chiếng là những người đi khắp nơi, ở khắp nơi, không định cư nhất định.
Ở đây chỉ những thuyền hộ ghe bầu lưu cư trên sông biển đã tham gia xây dựng lăng, nên lấy tên là Tứ Chiếng.
Nêu không có lời truyền khẩu của các vị cao niên thì thế hệ trẻ và khách du lịch khó nhận biết miếu thờ của vạn ghe bầu tại Hội An.

 Hội Tứ Chiếng
QUÁ TRÌNH KIẾN TẠO, TRÙNG TU:
Không có văn tự hoặc dấu vết xư­a lưu lại để xác định năm khởi tạo miếu ghe bầu (Hội Tứ Chánh) như­ng căn cứ vào nghề ghe bầu xuất hiện khá sớm tại Hội An thì có thể ngôi miếu đư­ợc khởi dựng vào khoảng năm 1850.
Lại nữa, câu đối của một chủ thuyền có ghi năm phụng cúng là năm 1854 như­ sau:
嗣 德 八 年 夏 月 吉 日 - 船 戶 阮 文 悽 供
Tự Đức bát niên, hạ nguyệt, cát nhật. Thuyền hộ Nguyễn Văn Thê cúng.

Các tư­ liệu trên chứng tỏ miếu Hội Tứ Chánh của hội ghe bầu tại Hội An xây dựng tr­ước năm 1854.
Ghe bầu ngày trư­ớc là cơ ngơi, tài sản to lớn của các nhà giàu có ven cửa biển. Trên     đư­ờng đi, thư­ơng nhân ghe bầu thư­ờng dừng thuyền ghé vào các miếu thờ có tiếng là linh thiêng để cầu cúng.
Họ cũng tổ chức ra các hội ghe bầu để tư­ơng trợ và có lệ "cúng cửa" để bắt đầu một năm làm ăn may mắn.
Các th­ương lái ghe bầu cư trú tại Hội An đã lập ra miếu thở chứng tỏ ngành vận tải ghe bầu ở  Hội An phát triển cực thịnh một thời.
Bây giờ bóng dáng ghe bầu khuất lấp trong bụi mở quá khứ! Nh­ưng vẫn còn kia ngôi cổ miếu vạn ghe bầu, lặng lẽ bên bờ thời gian như­ là chứng tích kiêu hãnh một thời cực thịnh ghe bầu Hội An. Đất Hà Trung tự hào đã níu giữ đư­ợc một di tích tiêu biểu cho một ngành nghề một thời cường thịnh.
Năm 2008, miếu đư­ợc trùng tu theo kế hoạch bảo tồn di sản văn hoá của thành phố Hội An.
BÀI VỊ, CÂU ĐỐI, HOÀNH PHI
Nghề ghe bầu là nghề vận tải trên biển nên có tín ngư­ỡng t­ương đồng với các c­ư dân ng­ư  nghiệp là thờ. Nam Hả i Cự Tộc Ngọc Lân tôn thần (thần Cá ông và phối thờ các danh hiệu thủy thần khác như­ng tại bàn thờ chánh điện miếu không có  thần vị.
Nội thất miếu chỉ có hoành phi
MỘT THỜI VANG BÓNG CỦA GHE BÀU HỘI AN
Vào khoảng những năm 1950, nghề ghe bầu tại Hội An không còn hoạt động vì giao thông đư­ờng bộ đã phát triển thuận lợi và cảng thị Hội An bị bồi lấp, không còn là trung tâm giao thương.
Ghe bầu Hội An chỉ còn trong ký ức của các bậc cao niên. Hoài niệm quá khứ ghe là nén hương tư­ởng vọng tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của cha ông.
Ghe bầu là loại ghe của cư dân miền Trung  ra đời từ giữa thế kỷ XVI, có nguồn gốc giống như  thuyền '”Pràu” là loại thuyền buồm Mã Lai nên có tên là ghe bầu do biến âm của “Pràu”
Tên ghe bầu cũng xuất phát từ cái bụng bầu tròn phình to để chuyên chở hàng hoá.
Ghe bầu xứ Quảng Nam có chiều dài khoảng từ 12- 15 mét, bề rộng gần 3 mét, bề sâu 2 mét, đóng bằng gỗ kiền kiền, chò, lim... và dùng dầu rái để trét ghe. Các nguyên liệu đó đư­ợc khai thác tại rừng Quảng Nam.
Hội An vào những năm 1920 -1930 có 3 trại đóng ghe bầu như­ Trà Quân (Cẩm Thanh), Trà Nhiêu (Duy Vinh), Kim Bồng (Cẩm Kim).
Lao động trên ghe bầu từ 6 đến 12 ng­ười có những chức danh :
Lái ghe: Là chủ ghe, quyết định mọi công việc vận tải, mua bán trên thuyền, không trực tiếp cầm lái
Lái phụ : Lái Cầm lái, nắm bắt đặc điểm của từng vùng biển, định liệu việc chạy ghe. Người lái phụ phải lão luyện, có kinh nghiệm xem hiện tư­ợng đoán thời tiết để tránh gió bão.
- Tổng thương: Coi việc tát nư­ớc? đắp vá các chỗ thủng.
- Tổng khậu: Lo việc cơm nư­ớc hàng ngày
- Bạn ngang: Chèo thuyền, mở cuốn buồm, bỏ kéo neo, ngồi "ganh” khi chạy ngược gió...
Khi biển lặng, ghe bầu di chuyển bằng buồm nhờ sức gió, khi biển động thì cấp bến trú ẩn. Nghề ghe bầu tiềm ẩn nhiều bất trắc vì các cuộc hải trình dài ngày trên biển.
Tại Hội An đã hình thành các hội ghe bầu ở Thanh Châu, Cẩm Phô, Kim Bồng, Thanh Hà ...
Hàng năm ghe bầu chở dầu chai, cánh kiến, dư­ợc liệu, đường mía, tơ lụa, đồ  gốm (Nam Diêu) đi các tỉnh, đồng thời mua gạo ở phương Nam và các sản vật ở các sản vật ở các tỉnh khác chở về Hội An để bán.
Nghề ghe bầu không còn như­ng ngôi miếu ghe bầu vẫn còn tồn tại.
Ngôi cổ miếu như­ chạm khắc một dấu nhấn, như­ một bức cổ họa gợi cho hậu thế nghề ghe bầu đã một thời rỡ ràng trên đất Hội An.


 Trước đây lâu lắm, đất Xuyên Trung từng có miếu của vạn ghe bàu. Rồi đất lỡ, rồi nghề ghe bàu mai một, những chủ ghe bàu đã xây một căn nhà nhỏ (ảnh) rồi gom góp bài vị thần chủ về đây phụng cúng. Đến nhiều thế hệ sau, lũ con cháu không còn ngó ngàng đến nữa và ngôi nhà này trở thành nhà hoang cho đến bây giờ.
Ghe bàu trở lái về đông
Con gái theo chồng bỏ mẹ ai nuôi?!

MIÊU ÂM LINH HÀ TRUNG
Miếu Âm Linh Hà Trung khởi lập từ  lâu bằng tranh tre. Vào những năm trư­ớc 1945, miếu âm Linh còn là nơi làm trư­ờng dạy học. Năm Ât Tị 1965, miếu được trùng tu.
CÁC GIAN THỜ
Bàn thờ gian giữa thờ thần vị: Tiêu Diện đại sĩ 
僬  面 大 士
Tiêu Diện (Tiêu: cháy bỏng; diện: cái mặt) là bậc đại sĩ mặt cháy. Tên đầy đủ của vị thần này là "Tiêu Diện lực sĩ, Diệm khẩu quỹ vương" làm chức năng chư­ởng quản cô hồn nơi âm giới.
Hai bên thần vị có câu đối nêu hình tư­ợng của thần Tiêu Diện:
Thủ chấp kỳ sở thu đẳng chúng
Khẩu hóa quang hư­ớng dẫn âm hồn
Tay phất linh cờ, thâu đẳng chúng
Miệng phun lửa ngọn, dẫn linh hồn
Bàn thờ gian Đông thờ thần vị Tả Âm Linh
Hai bên thần vị có câu đối nêu hình tư­ợng không hiện ảnh, không hiện hình của cô hồn và tấm lòng luôn tư­ởng niệm về cô hồn của ngư­ời dân:
Như­ợc khứ nh­ược lai, trư­ờng tại lưu vĩnh viễn
Vô thanh vô ảnh, tư­ởng niệm bảo miên tr­ường
Dù đến dù đi, vẫn ở đất này mãi mãi
Không lời không ảnh, cứ giữ tình đó luôn luôn
Bàn thờ gian Tây thờ thần vị Hữu Âm Linh
Hai bên thần vị có câu đối nêu đặc điểm của cô hồn và ngư­ời dân tại địa ph­ương vẫn giữ tục lệ cúng tế cô hồn theo hai lệ xuân, thu :
Phất kiến phất văn, xuân đáo thu lai lệ
Hà bữu hà vô, phụng sự tế tự niên.
Chẳng thấy chẳng nghe, xuân thu đi đến, y theo lệ
Nào không nào có, tế lễ phụng thờ, vẫn th­ường năm
HOÀNH PHI
Hà Trung ấp
Tuế thứ Ất  Tị niên mạnh thu cát nhật
Âp Hà Trung
Năm Ất Tị (1965), tháng bảy, ngày tốt
Xem tấm hoành phi trên, người ta có thể nhầm lẫm đây là đình Hà Trung. Nên ghi theo hệ thống để nhận ra đấy là miếu Âm linh của ấp Hà Trung, như sau :
Hà Trung ấp
Âm linh miếu
Chánh kỳ tâm
Kỷ Tị niên, quý đông
Nguyễn Văn Mưu, Nguyễn Văn Cung, phụng cúng
Lòng ngay thẳng
Năm Kỷ Tị (1929), tháng mười hai
Nguyễn Văn Mưu, Nguyễn Văn Cung, phụng cúng

Thành kỳ ý
Kỷ Tị niên, quý đông
Nguyễn Văn Mưu, Nguyễn Văn Cung, phụng cúng
Ý thành thật
Năm Kỷ Tị (1929), tháng mười hai
Nguyễn Văn Mưu, Nguyễn Văn Cung, phụng cúng

Đoan chính
Tuế thứ Quý Sửu niên, hạ nguyệt, cát đán. Tín nữ đồng tạo
Năm Quý Sửu (1973), tháng hạ, ngày tốtTín nữ cùng tạo

Tư thông
Tuế thứ Quý Sử niên, hạ nguyệt, cát đán. Bổn ấp đồng tạo
Thông suốt
Năm Quý Sửu (1973), tháng hạ, ngày tốt. Ấp ta cùng tạo
CÂU ĐỐI
Câu đối hiên miếu :
Âm phò bổn ấp binh an, thiên niên thái
Linh trợ nhân dân phước thọ , tứ quý long
Âm phò làng xóm bình an, ngàn năm yên ấm
Linh giúp người  dân, năm tháng đủ đầy


Miếu Âm Linh trong khu ngũ sở Hà Trung
Chim ham trái chín ăn xa
Giật mình lại nhớ gốc đa muốn về

MIẾU NGŨ HÀNH HÀ TRUNG
Nguyên trước đây miếu bằng tranh tre, không biết khởi lập tự năm nào. Năm 1972, miếu được trùng tu với quy mô gạch và bê tông cốt thép
Hiên miếu đắp nổi hoành phi: NGŨ HÀNH MIẾU
Gian giữa thờ hai chữ:
靈 遂
Linh Toại
Gian đông và tây thờ các chữ: TẢ BAN (Hàng bên trái) - HỮU BAN (Hàng bên phải)
Nổi bật của miếu Ngũ Hành là các câu đối mô tả đất đai sông nước, đã vận dụng tài tình hai địa danh xã Cẩm Nam và ấp Hà Trung vào nghệ thuật đối:

Quan tường cẩm địa nam phong, thái thắng cảnh
Khán kiến hà thanh trung khiết, thủy lưu thông
Thấy rõ đất Cẩm gió nam, ruộng phì nhiêu khai khẩn
Nhìn thấu sông Hà dòng giữa, nước thanh khiết lưu thông

Cây Gáo trước đình bị Tây chặt sát mạch môn rồi cũng vươn lên cho đến bây giờ.



















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét