Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

CHÙA LONG TUYỀN HỘI AN
Tại ấp Hậu Xá, xã Thanh Hà, phủ Điện Bàn vào năm 1909, một nữ thí chủ Hoa kiều họ Vương đã cúng dường khu vườn của mình để ban sơ xây nên một ngôi chùa tranh do Hòa thượng Phổ Thoại (1909-1954) khai sơn và đặt tên là Long Tuyền Tự.
Kế tục trù trì đời thứ hai: Hòa thượng Đương Như (1955-1961)
Kế tục trù trì đời thứ ba: Hòa thượng Thích Chơn Phát (1962-2016).
Năm 1913, chùa ngói được dựng lên với chánh điện, tiền đường và hậu tổ.
Năm 1924, xây tháp Đa Bảo giữa tiền đình chùa, đông đường, nhà trú và giếng nước.
Năm 1965, kiến thiết tăng đường.
Năm 1969, xây thiền đường, nhà thiện tín, tịnh khố và tái thiết tịnh trù.
Năm 1970, xây giảng đường Phật học viện.
Năm 1984, tái thiết tháp Đa Bảo.
Năm 1987, xây hộ pháp đường.
Năm 1988, kiến thiết tam quan mới xoay về hướng đông, xa xưa xoay hướng nam, giờ thành cổng phụ.
Từ năm 1993 đến năm 1994 đại trùng tu Chánh điện, Hậu tổ, Tiền đường.
Chép lại như trên để thấy việc xây dựng chùa cảnh phục vụ Phật sự tốn rất nhiều công sức, phải trải qua nhiều năm vì lý do tài chính, chưa kể phải nuôi dạy chúng điệu từ mọi miền đất nước trong nhiều năm cơ cực chiến tranh, có lúc… phải đi xin ăn.
Ở góc độ khác, một niềm tự hào lớn, thời đời trụ trì thứ ba, đã vận động thành lập nên Phật học viện tỉnh Quảng Nam, nhằm đào tạo tăng tài cung ứng cho Giáo hội, rất có uy tín thuở ấy. Ngày 20 tháng 2 năm 1971, viện được phép khánh thành giảng đường (đến nay vẫn còn) đồng thời khai giảng lớp học đầu tiên dành cho tăng sinh có trình độ đệ tứ trở lên. Tăng sinh được học chương trình nội điển đồng thời với ngoại điển thật đầy đủ. Mỗi khóa học là bốn năm, một năm học 10 tháng. Mỗi năm tuyển mở 2 khóa vào mùa xuân và mùa thu. Viện đã được một số các nhà hằng tâm hằng sản trong và ngoài giáo hội đứng ra bảo trợ tài chánh.
Ban giám đốc học viện có:
- Giám viện kiêm giám luật: Đại đức Thích Chơn Phát
- Phó giám viện: Đại đức Thích Như Vạn
- Giám học: Đại đức Thích Như Huệ
- Giám sự: Đại đức Thích Chánh Thiện
- Quản chúng: Đại đức Thích Như Luận.
Hội đồng giáo sư có:
- Kinh và luật học: Đại đức Thích Chơn Phát
- Diễn giảng: Đại đức Thích Như Huệ
- Hán học: Đại đức Thích Như Vạn
- Hành chánh học và nghi lễ: Đại đức Thích Long Trí
- Thế học: Giáo sư Phạm Phú Hưu
Giáo sư Phan Khôi
Giáo sư Võ Văn Mạo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét