Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

YẾN.
Từ thế kỷ 18, người Đông Nam Á kể cả người Chàm đã biết công dụng của yến sào.
Ở Hội An, theo truyền khẩu, làng Thanh Châu - Cẩm Thanh là nơi đầu tiên khai thác, do hai tộc Trần, Hồ đứng đầu. Ông Hồ Văn Hòa và con cháu thay nhau lĩnh quản công việc do triều đình nhà Nguyễn giao phó.
Thanh Châu có miếu tổ nghề yến được xây trước năm 1848, văn bia ghi lại:
“Tự Đức vạn niên chi nhất, tuế thứ Mậu Thân, quý thu, thượng hoán cát nhật. Thanh Châu xã, yến hộ bổn xã bổn hộ đồng bái…
Linh từ tải tập. Tư nhân, cựu vũ trùng phần tân quy…”
(Năm thứ nhất Tự Đức vạn năm, năm Mậu Thân1848, ngày lành thượng tuần tháng chín, các hộ làm nghề yến sào xã Thanh Châu đồng bái…
Miếu linh tu bổ lại. Quy mô to lớn…)
Ông Hồ Ký (Hồ Viết) là con cháu đời sau kể cho nghe…
“Khai thác phải theo mùa, theo tháng, Đoàn thuyền khai thác gồm nhiều chiếc chia từng nhóm 3 chiếc, một chiếc chở thợ, một chiếc chở quân hộ tống bảo vệ chống cướp, một chiếc chở lương thực và hỏa đầu quân”.
Có người lại kể rằng, con yến ở cù lao Chàm nguyên sống ở đảo Hải Nam Trung Hoa, đến mùa động dục thì bay về đây kết bạn làm tổ sinh sản.
Có bao giờ bạn nghĩ, rằng ăn yến sào là ăn nước miếng và ăn nước mắt của chúng khi phá tổ chúng không? Đồng thời có biết cơ man là rủi ro rình rập những người bám mình trên vách đá cheo leo hàng tuần hàng tháng trong hang động đó không??
Ảnh không biết tác giả và năm chụp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét