Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

VƯỜN - HỒ - GIẾNG - MỘ


VƯỜN BÀ KIỆM
Bà tên Lê Thị Kiệm, theo đạo Công giáo (dòng), tên thánh là ANNA, làm nghề hộ sinh.

Bà đã mua khu đất cả ngàn mét vuông của xã Cẩm Phô, cất một ngôi nhà nhỏ, còn lại là vườn. Sau khi bà qua đời, khu vườn có người đến ở. Bà cũng có con đi tập kết. Sau ngày đất nước hết chiến tranh, con bà có về xin thừa hưởng đất đai nhưng không thành công rồi thất tán ở đâu không rõ.

Hiện tại vẫn còn một gian nhà cũ để làm nơi hương khói cho bà.

Mộ bà Anna-Lê Thị Kiệm tọa ngay chính giữa vườn

GIẾNG BÁ LỄ

Hai đời gánh nước thuê.


Lấy nước giếng này làm cao lầu là nhứt dzách

GIẾNG CÔ TIÊN
Nằm giữa giao lộ hai con hẽm đường Trần Cao Vân và Phan Đình Phùng cũ


Giếng lớn của CÔ TIÊN (1843), giếng nhỏ của... "XÂY DỰNG NÔNG THÔN" (cuối thập niên 60)

Sân sau trường Trần Quý Cáp có một cái giếng lớn đã bị lấp rồi!
Còn giếng"máy" thì bị che kín không vào được. Người ta đang trùng tu chợ.

Đây là ngã tư Nguyễn Thái Học xuống bờ sông. Gần chiếc xe đỏ chổ cửa che tôn, bên trong có một cái giếng. Ngày xưa có một bà già tên là Giàu (mà không chịu giàu) che cái rạp bán kẹo Ú, kẹo MÈ, bánh tráng nướng... bên cái giếng này.

HỒ BÀ THIÊN
Thời trước, người giàu có xây hồ, đào giếng là một cách phát chẩn
tế nhị
và đầy
từ tâm
.

Đường ra hồ bà Thiên

Hồ bà Thiên nhìn từ trên xuống

Trong lòng hồ bà Thiên

Mộ bà Thiên

MỘ NHẬT
Năm 1647, ông Tani Yaryrobei, một thương nhân người Nhật yên nghỉ ở đây.

Mộ ông BANJIRO, cũng là thương nhân Nhật

Năm Chiêu Hòa thứ ba (1928), theo đề xuất của giáo sư KUROITA KATSUMI, cộng đồng người Nhật sống tại Đông Dương đồng đề nghị ông NAKAYAMA, cư trú tại Thuận Hóa phụ trách giám sát công trình tu sửa những ngôi mộ này. Đây là ngôi mộ Nhật thứ ba (không biết tên).

CÂY DA THỔI KÈN
Thời Tây chiếm đóng, chín giờ tối người Pháp thổi kèn để tập hợp lính.
Nên ở Hội An có câu:
"Chín giờ kèn thổi coucher"

"Thực ra,Người Hội-An xưa (nói chung những người lớn tuổi) quê mình, thường gọi nơi đó “CÂY ĐA KÈN”, chứ không phải “Cây đa thổi kèn”

Cây Đa không thể thổi kèn. Sở nơi đó được mang tên như vậy là vì

trước năm 1945 trở về trước nữa, Hội-An Tỉnh-Lỵ, Tòa Sứ Pháp, nằm trên đường Trần-Hưng-Đạo bây giờ, trước mặt Tòa Sứ Cơ-quan Cảnh-sát của Pháp người địa-phương gọi Bót Bu-Lít (Polic), xuống chổ dưới Trường Trần-Qúi-Cáp “Đồn lính Tây nhưng đa số lính VN”, một Ông Giám-Binh trông coi, trong đồn nầy một tóan lính kèn. Theo lệnh của

“Ông Sứ”, thì những ngưới lính kèn nầy không được tập kèn trong đồn

gần Tòa Sứ Bệnh-viện, gây mất sự yên tịnh, nên Tóan lính kèn nầy phải lên chổ GỐC CÂY ĐA

(gần đường Trần-Cao-Vân bây giờ, nơi đó hồi đó không nhà cửa, vắng vẻ lắm) họ tập thổi kèn

đó (Chỉ khỏan 4,5 người thôi), bản thân tôi mỗi lúc đi học về thường đứng lại

xem nghe các Chú lính đó thổi kèn, cũng những người lính đó

đêm đêm vào lúc 9 giờ họ thổi 1bài kèn báo cho lính đi ngủ”

Cũng do vậy nơi gốc cây đa này trở thành một địa-danh, một điểm hẹn...

Nguyễn Kim Đằng (chồng cô Vương Thị Vân dạy vạn vật Trần Quý Cáp)



1 nhận xét:

  1. Cám ơn những ghi chép của Sơn . Người Hội An cần đọc những bài như vậy để hiểu về nơi họ đang sống .
    Tôi từng tranh luận về cái "Giếng Mái" này với người tự hào vì đã ở đây từ năm 196...(!!!).
    Thôi thì ...Vì nó là "CÁI" GIẾNG, nên nó phải là MÁI thôi ha !

    Trả lờiXóa