Phố cổ Hội An ở miền trung Việt Nam đã trở thành di sản của văn hóa thế giới. Trong nội thành các chùa chiền tông miếu hội quán người Hoa mang sắc thái cổ xưa.
Trước khi người Pháp xây dựng quốc lộ, đường sắt nam bắc, và cảng Đà Nẵng, Hội An nhờ dựa vào giao thông đường sông nhanh chóng và ưu thế về vị trí địa lý đặc biệt của mình nên trở thành cửa ngõ cho quan hệ đối ngoại, trở thành một thương cảng phồn hoa, và từ đây cũng xây dựng nên nhiều chùa chiền tông miếu hội quán người Hoa mang sắc thái đặc trưng. Năm Khang Hi thứ 34 (1695) triều Thanh, vào tháng 2, hòa thượng Thạch Liêm (hiệu Đại Tiên) có đến Hội An và ở lại hơn một năm. Trong cuốn sách “Hải ngoại ký sự”của mình có viết: ”thương cảng Hội An có nhiều hàng hóa và khách khứa từ các nước, một con đường thẳng ven sông dài khoảng 3-4 dặm, có tên là Đại Đường (vua Minh Mạng năm 1826 đổi tên thành Tây hương lộ) (nay là đường Cường Để), hai bên đường các hàng quán nhà cửa nối tiếp nhau, đều là người Phiên (Quảng Đông, Quảng Tây, Triều Châu, Hải Nam, Hẹ), người Mân (Phước Kiến, Hẹ) sinh sống…”.
Hội quán người Hoa được xây dựng sớm nhất tại Hội An là Trung Hoa Hội Quán, tương truyền được xây dựng vào triều Minh thời kỳ vua Thành Hóa (1465-1487), năm 1741 có tên gọi là: “Dương Thương Hội Quán” cũng từng gọi là “Giang Triết hội quán”, bên trong hội quán có ba tấm bia đá có văn tự ghi chép.
Tấm bia thứ nhất được ghi chép vào triều Thanh vua Càng Long năm thứ 6 (1741), do các thuyền trưởng ,các thương nhân lập nên, ghi lại hội quán xuất xứ từ đâu: ”việc xây dựng hội quán này, do đã có từ lâu rồi, tuy gọi nơi này là hội đồng nghị sự, thực ra chỉ là nơi bàn tán các lễ nghi và quan hệ” .
Tấm bia thứ hai được dựng lên vào triều Thanh vua Hàm Phong năm thứ 5 (1855) ghi chép lại việc trùng tu cửa chánh.
Tấm thứ ba vào năm 1928 ghi lại việc đổi tên thành Trung Hoa hội quán, trong bia đá có đề cập đến bảo vật của hội quán, đó là cái đỉnh sắt 500 năm tuổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét