![]() | |
Dinh quan Binh Bộ Thượng thư NHUẬN TRẠCH HẦU Nguyễn Tường Vân dựng năm1806 |
Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2010
VÀI HÌNH ẢNH KHÁC (7)
Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010
CHÙA BÀ MỤ
Thứ Hai, 25 tháng 10, 2010
Năm 1944, trong một trận so giày giữa hai đội túc cầu Quảng Nam và Quảng Ngãi trên sân vận động Hội An, một tai nạn thương tâm đã xảy ra.
Trong một pha tranh cản quyết liệt, arrière Trần-Văn-Tứ (thời đó không ai gọi là hậu vệ) đã bị cầu thủ đối phương vô tình đá trúng bụng dưới. Ông bị vỡ bàng quang và chết tại chỗ.
TRƯỜNG NỮ TRUNG HỌC ĐỆ NHỊ CẤP
Vũ Hoàng Chương
Người ta về ... các ngả đường xôn xao
Bóng ai nào thấy đâu nào
Mây càng thấp, gió càng cao ... Một mình!
Không gian ngoảnh mặt làm thinh
Giọt mưa xuân cũng vô tình trêu ai
Mưa đầy tóc gió đầy tai
Sầu theo bốn hướng trôi dài tâm tư
Mong càng thêm ... nhớ càng như ...
Lẽ đâu tới phút này ư chưa về!
Một mình gieo bước nặng nề
Gió tung xác lá bên hè tả tơi
Hồn chênh vênh bóng chơi vơi
Đất cong mặt giận chân trời lảng xa.
![]() |
Cúi đầu... ngủ yên |
Thứ Sáu, 22 tháng 10, 2010
Trước khi quy tụ về Hội An lập nghiệp, người Minh Hương khi mới qua tản mát nhiều nơi trên đất Quảng.
Kinh nghiệm khi đi thăm các làng Tàu sống ngoại vi thành phố Buôn Ma Thuột, hiểu rằng nếu là nông dân, họ chọn vùng đất mầu mở gần khe suối. Nếu là ngư dân, họ chọn gần sông rạch, Nếu là thương nhân hoặc thợ thuyền, họ tìm đến nơi thị tứ. Người Minh Hương Hội An (sau này) cũng vậy, họ từng có mặt ở Trà My, Tiên Phước, Tam Kỳ, Thăng Bình, Điện Bàn, Hội An và vùng phụ cận Hội An như Trường Lệ, Bàu Ốc, Trảng Kèo kể cả Cẩm Sa.
Thời gian sau, nhận thấy Hội An là nơi có nhiều cơ hội làm ăn, họ tiến hành thêm một lần di cư nhỏ nữa nhưng trước tiên họ quy tụ tại vùng đất Thanh Hà tiếp giáp Hội An.
Cuộc chuyển dời này có kẻ đi, người ở. Để tiện việc liên lạc thông tin trong giềng mối của cộng đồng mình, người Minh Hương thống nhất đặt đơn vị địa-dân cư theo từng vùng gọi là Lân (鄰) tại mọi miền có đồng hương không chịu dịch chuyển hoặc tại những nơi vừa mới đến. Có vùng có một lân, có vùng nhiều hơn tùy theo gốc tích xuất xứ và số dân hiện cư trên đất đó.
Về đến Hội An, trong một lân lại có nhiều hộ dân sống gần nhau cùng làm một hoặc vài nghề, dịch vụ chuyên biệt, nhóm người này được gọi là cùng một Phổ (普). Phổ TÍN NGHĨA là phổ tập hợp cư dân nằm cận chợ Hội An về phía bắc.
Khi công cuộc làm ăn đã ổn định và bước đầu phát triển khả quan, người thuộc phổ Tín Nghĩa cũng đặt vấn đề hướng vọng tâm linh.
Vì thổ ngơi của họ trước đây là nơi hoang vắng chưa có đường đi. Vì xung quanh vùng này đã có nhiều đình làng, miếu xóm nên họ đã chọn thờ cô hồn vừa phù hợp tín ngưỡng nhân gian vừa để âm linh... “nửa xin quang quế dự phần lai hương”.
Phổ Tín Nghĩa lập đình riêng chọn tên là TÍN NGHĨA, chọn thần chủ để phụng tự là Âm Hồn, được dựng lên từ năm 1906.
Xà cò gian giữa tiền đường ghi:
成 泰 拾 捌 年 歲 次 丙 午, 六 月, 初 捌 日 己 卯 牌
明 鄉 社, 信 義 普 恭 造
(Thành Thái thập bát niên tuế thứ Bính Ngọ, lục nguyệt, sơ bát nhật Kỹ Mão bài)
(Minh Hương xã, Tín Nghĩa Phổ cung tạo)
Thành Thái năm thứ 18 Bính Ngọ (1906),Tháng 6 ngày 8 giờ kỹ mão.
Phổ Tín Nghĩa xã Minh Hương đồng dựng
Ngày xuân rót chén rượu thờ hướng mời những vong hồn cô đơn nương theo trăng đêm cùng về dự hưởng.
NHẤT TÔN TỬU HƯỚNG XUÂN THIÊN SÁI
VẠN CỔ HỒN TÙY NGUYỆT DẠ QUY.
Thứ Năm, 21 tháng 10, 2010
Ở đâu và thời nào bao giờ cũng có những kẻ chết đi nhưng không người thừa nhận hoặc không một ai biết với nhiều lý do. Có thể họ là kẻ vô gia cư, không họ hàng thân thích. Có thể họ gục ngã chốn rừng cao núi thẳm hay giữa nơi trùng trùng con nước.
Ảm đạm sơn đầu- ta ảm đạm/ Linh đinh dương lý- thán linh đinh
(Ảm đạm non đầu- Ôi ảm đạm/ Lênh đênh cuối biển- thán lênh đênh)
Cũng có thể họ vẫn có gia đình, còn bà con, gốc tích nhưng ngày xưa, khi phương tiện giao thông còn hạn chế, thông tin chủ yếu là truyền miệng, một kẻ ăn mày, một thợ thuyền lưu lạc thình lình gặp tai ương bất trắc hay tật bệnh bất ngờ, thác đi, không kiếm tìm liên lạc được với thân nhân, vô tình họ trở thành những âm linh cô độc.
Đó là chưa kể trường hợp của những chiến sỹ trận vong. Khi trận chiến còn đang ác liệt, ưu tiên trước hết là tải thương, sau đó cố gắng lắm mới mang được xác đồng đội rời khỏi sa trường thì cách nào lại không bỏ sót?!
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi./ (Xưa nay chinh chiến mấy ai về!)
Nhưng lòng người vẫn đầy thương cảm cho kẻ bất hạnh cô đơn. Cộng đồng cư dân xứ này vẫn gìn giữ truyền thừa tính nhân văn truyền thống nên ngày xưa người Hội An ngoài việc lập đình, chùa để thờ Phật, Thánh, Thần mong cầu duyên, trợ phúc, cũng không quên lập miếu vọng, nhang khói cho những cô hồn vất vưỡng còn chưa hóa kiếp, gọi là miếu âm hồn.
Một gian thờ trong miếu âm hồn Tín Nghĩa
Để phụng thờ chư vị âm linh có thể:
Hoặc dựng riêng một ngôi miếu để thờ như:
Phường Minh An có Tín Nghĩa Từ (số 3 đường Nguyễn Huệ, khối An Định), miếu âm hồn Tín Thiện (thường gọi là miếu âm hồn trong kiệt Âm Hồn, số 76/8 Trần Phú, khối An Thái).
Phường Thanh Hà có miếu âm linh Bộc Thủy, miếu âm linh Nam Diêu
Xã Cẩm Nam có miếu cô hồn Hà Trung...
Miếu HÀ TRUNG ở thôn hai Cẩm Nam
Hoặc thờ chung trong nội thất đình miếu thần làng. Bàn thờ cô hồn được trí một gian riêng, bài vị có hai chữ ÂM LINH để định danh như ở đình Đế Võng Cẩm Châu, miếu NGŨ HÀNH khối An Định Minh Hương.
Hoặc được định vị trong nội viên miếu thần làng. Bàn thờ âm linh được trí ở mặt sau bình phong, hướng đối diện với chính điện đình miếu.
Ngoài ra, nơi thiền môn cửa Phật, bàn thờ cô hồn cũng được thiết riêng nơi hiên phải của chùa có tượng Tiêu Diện Lực sĩ Diệm Khẩu Quỹ Vương với nhiệm vụ chưởng quản cô hồn.
Trong các buổi công phu kinh chiều đều có cúng thí thực.
Theo quan niệm ngàn xưa để lại: “Sinh hà tử thị” (sống sao, chết vậy) và “Sinh ký, tử quy” (sống gửi, thác về), hằng năm trong các ngày tư tết, giổ chạp đình chùa miếu tự cũng như ở tư gia đều có mâm cúng cô hồn như để an ủi chia xẻ nỗi cô đơn của người bất hạnh.
Anh Vương Ngọc Long ngày mới định cư thiếu thốn trăm bề (như ảnh kể) cũng không quên vọng cúng những vong linh lưu lạc với cả tấm lòng:
Thắp lửa Từ Bi, xin hỉ xả
Cúng đấng cô hồn có ghé qua
Xin đừng thất vọng nhìn mâm quả
Đây! tấm lòng ta - thế... lễ quà