Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

CỦA QUÝ ĐÂY!!!
Dưới đây là thư của "Thầy" Đằng (chồng của cô Vương Thị Vân - dạy trường Trần Quý Cáp trước năm 1975) hiệu đính lại một số thông tin sai lệch đã đăng.

Hậu bối "khui" ra - Tiền bối đính chính: còn chi sướng bằng!!?
Sai thì phải "sửa sai", cầu mong rằng đừng "Sửa sai-sai mãi vẫn sai" thì khổ lắm.

Khanh thân mến,
Tôi có đọc mail của Khanh đề cập đến “Trường Viên Minh” và có đề ngh“góp ý”, nên tôi gởi Khanh mấy hàng nầy để góp với Khanh mấy ý-kiến mà tôi biết về ngôi trường nầy. Tôi cũng không biết vì sao Khanh lại hỏi và đề cập
đến một ngôi trường “xưa cũ” của quê-hương mình?
Thực ra, theo tôi biết thì ngôi trường nầy trước lầu có tấm bản đề: Trường Viên-Minh chứ không phải “trường tư-thục Viên-Minh”, vì lẽ nguyên chữ “thục” đã có nghĩa là trường rồi.
Thứ đến, Trường không phải đóng tại “nhà Bà Rơi” chính là tại một ngôi nhà có lầu (cạnh nhà Ông Lê Ba, nhà Bà ngọai của Vũ-Ngọc-Phụng) cùng một dãy với nhà Bà Rơi nằm trên đường Cantonai, tức đường Qủang-Đông, nay là đường Nguyễn-Thái-Học. Ngôi trường nầy thành lập từ hồi nào thì vì còn nhỏ qúa tôi không biết
nhưng mãi đến1945 (sau khi Nhật lật đổ Pháp) thì không còn nữa,
tôi có người Anh cả
học ở đó (tức Nhạc-sỹ Lan-Đài), ảnh vẫn thường dẫn tôi đến đó chơi sau những giờ học, tôi còn nhớ một vài
Giáo-Sư danh-tiếng dạy ở đó như Giáo-Sư Hùynh-Lý, GS Lê-Tá (sau làm Thị-Trưởng Đà-Nẵng) Nhà Thơ Lưu-Trọng-Lư v.v... Anh Bùi Giáng, Anh Lê-Trọng-Nguyễn, Anh Lưu-Nghi cũng xuất thân ở đó.
Còn ngôi trường Khanh gọi là “ Viên-Minh đóng trong nhà Bà Rơi
“ thực ra nó chỉ là ngôi trường tư “không mang tên” được thành lập vào khỏang
năm1948-1949 do hai Giáo-Sư Thầy CHUNG và Thầy SONG lập ra và những người như Anh Non, Thái-Tú-Hạp, Lưu-Chí-Kiên.v.v... là nhóm “hậu duệ” sau, Khi Trường Viên-Minh còn thì những người nầy còn đang học ở Chùa Mụ, nhóm hậu duệ nầy về
sau, để nhớ Trường xưa Thầy cũ, đã thành lập ra nhóm “Âm-Hồn Bà Rơi” hằng năm họ vẫn họp nhau liên hoan, ngôi trường nầy giải tán sau
khi Thầy Tăng-Dục đựoc Bộ Giáo-Dục chỉ định lập nên Trường Trung-Học Trần-Qúi-Cáp, còn mãi cho đến nay.
Còn về Thi-Sĩ Bùi-Giáng, Người làng Vĩnh-Trinh, Duy-Xuyên, con một Phú Nông giàu có nhất nhì Quảng-Nam, học ở Hội-An (Viên-Minh) yêu Chị Phạm-Thị-Ninh (Con Ông Phán Trai, Anh Em với Ông Phạm-Nhạn (Ô.Nghè Nhạn), Chị Ninh là Chị cả tiếp đến là Chị Thuận, Anh Đạo, Anh Hòa,
Anh Vĩnh (còn được gọi là Hòa em) do đó Anh Phạm-Văn-Hòa là em vợ Anh Bùi-Giáng chứ không phải là Anh rễ. Chị Ninh bị chết khi đi tản cư lên Trung-Phước, Anh Giáng vào Sàigòn sống và có một thời gian giảng dạy “triết” tại Đại-Học Vạn-Hạnh, trong những lúc chưa lãng trí Anh Giáng thường đến chơi với Anh Lan-Đài Sàigòn (trong khi đó tôi còn làm việc tại Sàigòn) nên cũng thường gặp ảnh
luôn.
Về việc Khanh nói “Nhà Nhạc-sỹ Lê-Trọng-Nguyễn” nằm trong con hẻm phía sau Trường Cẩm-Hồ, thực ra không phải như vậy. Thân-Phụ Anh Nguyễn trước chiến-tranh thì trên đường Lê-Lợi (cạnh nhà Nghĩa-Ảnh), về sau Ông Cụ qua đời thì Anh Nguyễn Mẹ ra sống ở Đà-Nẵng, Sàigòn, có mấy năm Anh Nguyễn dạy nhạc ở Trường Nguyễn-Duy-Hiệu ở Vĩnh-Điện. Căn nhà phía sau Cẩm Hồ nhà người em gái của Anh Nguyễn
(em gái Anh Nguyễn là vợ Anh Hồ-Văn-Tương (con Ông Cẩm-Hồ), Anh Nguyễn thường hay ghé lại thăm em ở đó (vì Anh Nguyễn chỉ có2 anh
em), chứ nhà đó không phải nhà Anh Nguyễn
Nguyễn cũng không trú ngụ ở đó, Người em Anh Nguyễn và Chồng cũng đã qua
đời rồi.
Đó là một vài ý-kiến qua hiểu biết của tôi, gởi theo yêu cầu của Khanh, mong có giúp ích gì được cho Khanh không, thể thôi. Chúc Khanh mãi an vui, an lành, mnh khe .
DANG-VAN

Phu nhân của nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn, hiện đang sống tại 160 Nguyễn Trường Tộ-Hội An
Ngày 28 tháng 01 năm 2011 thêm:
Có người cho hay 2 thầy dạy ở Viên Minh nữa là:
- Ô. Đoàn Phú Tứ - Ô. Lưu trọng Lư (đi dạy luôn mặc veston trắng,đội mủ phớt và mang giày trắng)
Và Ô. Hoàng Phước Lợi, Ô. Thái Hinh, cựu trưởng ty thông tin Quảng Nam trước năm 1963, là những học trò ngày xưa ấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét