Thứ Năm, 5 tháng 8, 2010

ÔNG BÙI GIÁNG TỪNG HỌC Ở ĐÂY

Ông Bùi Giáng là em rễ của ông Hòa có lò bún trên chùa cầu gần đình Cẩm Phô (ba của Phạm Đình Thạch). Bùi Giáng thích người em nhưng sau lại kết hôn với người chị.

Theo lời Thạch kể, ông rất thương vợ, sống rất có tình. Một lần vợ bị thương hàn, ông cho ăn hột vịt lộn và bị "hàn" dẫn đến cái chết thương tâm.

Ở Hội An, ông cũng có cô em bà con bên nội là cô Bùi Thị Lý, vợ của thầy Lê Khuê, hiệu trưởng trường nam tiểu học Hội An.
Sau chiến tranh, những Mạnh thường quân của ông ở Sài Gòn gần như không còn nữa, Ông lang thang và có nhiều cử chỉ lạ lùng thường bị người "lạ" đánh đập.
Có một thời gian, ở Sài Gòn, cô Lý phải đi theo ông để can ngăn và giải thích.
P. và S. là học trò của cô năm lớp ba. Cô qua đời đã gần hai năm tại nhà cũ, góc ngã tư Thái Phiên và Nguyễn Thái Học, cạnh nhà ông Xu vắt sổ.

Chuyện kể thời niên thiếu Bùi Giáng đã theo học trường Tư thục Viên Minh, nằm trong khuôn viên nhà bà Rơi.

Nhà bà Rơi phía đường Cường Để - Nhà quét vôi vàng là nhà bà Cai Lang


Nhà bà Rơi phía đường Nguyễn Thái Học

Người chỉ cho vị trí nhà bà Rơi là bà vợ ông Cầm bán cà phê, gần nhà in Nam Ngãi

Bà là người già nhất hiện nay ở H.A.

Đối diện với nhà bà Rơi là quán cơm xã hội ngày trước. Và xa hơn nữa, chính trên khu nhà quán cơm xã hội là Khu mật thám Tây.
Năm 1998, quán cơm xã hội bị san bằng thay vào là nơi tưởng niệm kiến trúc sư Ba Lan KAZIMIERZ KWIATKOWSKY (1944-1997), người có công quảng bá Hội An với thế giới.

Bên phải ảnh là cái miếu thờ vong linh người bị Pháp thủ tiêu ở đây với cây đa hơn 80 tuổi

Con hẽm dẫn vào phía sau trường Cẩm hồ, nơi có căn nhà đầu tiên của nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn

Thời gian sau, trường Viên Minh dời xuống đình Văn Chỉ, thế hệ sau cùng được học ở đây là ông Non (anh ông Diệp cảnh sát), Ông Thảo (hiệu sách Trùng Dương), ông Hà Gê v.v...

Đình Văn Chỉ nhìn từ trong ra





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét