Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

NHỚ GHI TRONG CUỘC ĐỜI

Nhạc chép tay của Hoàng Đắc Trí năm 1973


RONDEL DE L'ADIEU - Edmond Haraucourt

Partir, c'est mourir un peu,

C'est mourir à ce qu'on aime:

On laisse un peu de soi-même

En toute heure et dans tout lieu.


KHÚC RÔNG ĐÔ GIÃ BIỆT

Ra đi, nghĩa là chết một ít

Chết cho những gì yêu thương:

Ta gửi một chút ta ở lại

Mỗi nơi mỗi phút trên đường.

Ba tập Tình ca nhạc trẻ I, II, III do Vũ Xuân Hùng va Nguyễn Duy Biên chuyển ngữ đã gây nên một làn sóng nhạc trẻ ca khúc nước ngoài lời Việt đầu thập niên 70. Nhờ đó, nhiều ca sĩ đã chuyển từ thể loại trữ tình sang hát nhạc trẻ thành công như Nguyễn Chánh Tín - Bích Trâm, Lê Uyên & Phương, Thanh Lan, Duy Quang, Julie Quang ...

Người ta ví một bản giao hưởng như cuốn tiểu thuyết, còn ca khúc như một truyện ngắn. Vì vậy, khi chuyển ngữ từ một ca khúc nước ngoài sang lời Việt quả là không đơn giản chút nào ...

Trước 1975, Vũ Xuân Hùng là giáo sư dạy ngoại ngữ ở một số trường (và cả làm báo) tại Sài Gòn. Nhờ vốn ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, anh đã chuyển ngữ hàng loạt ca khúc nước ngoài, với ngôn ngữ đầy chất thơ, trong sáng được mọi người yêu thích như
Búp bê không tình yêu, Chuyện phim buồn, Dòng sông tuổi nhỏ, Em đẹp như mơ, Hôm nay không sữa, Nụ hôn dưới mưa ... Nhiều ca khúc do anh chuyển ngữ, khiến người nghe tưởng như do người Việt sáng tác ...

Vũ Xuân Hùng nói: Để
chuyển ngữ ca khúc, Thứ nhất là phải cảm cũng như thông được nội dung ca khúc đó, muốn vậy phải có vốn ngoại ngữ.

Thứ hai, làm việc với cái đầu của một nhà văn, đôi tai nhạc sĩ và trái tim người nghệ sĩ, chuyển làm sao nghe như người Việt sáng tác. Không nên "chế" như kiểu Donna (Joan Baez)

Ca từ bài hát "kể" rằng: trên chiếc xe Goòng đi đến phiên chợ, con bê "biết" mình sắp sửa bị mổ thịt, khe khẽ kêu, người nông dân mới mắng cho: "Ai biểu mày là con bê, sao không biết bay như đôi cánh én đầy kiêu hãnh và tự do hả ?". Mượn chuyện để ám chỉ sự quý trọng tự do của con người. Vậy mà, được nhạc sĩ ta chuyển thành một chàng đang khóc một nàng ... nín thở đi về nơi xa với cái tựa là Thương tiếc.

Hoặc như Tell Laura I love her (Johnny T.Angel) là chuyện về anh chàng Tommy vì muốn có tiền để mua chiếc nhẫn tặng Laura, người mình yêu, đã ghi tên tham dự cuộc đua xe và bị tử thương thì được chuyển ngữ thành bài... Trưng Vương khung cửa mùa thu rất ... dễ thương. Nếu bạn giỏi ngoại ngữ, nghe các ca khúc đó trình diễn song ngữ, sẽ không thể nào ... hiểu nổi tại sao có người dám làm như thế. Tôi thích Lê Hựu Hà khi làm việc này, anh ấy rất tôn trọng bản chính, như bài Yesterday (J. Lennon & P. McCartney), Khúc Lan thì thiếu chất đời sống của một người đàn ông, chưa thông cảm ý tưởng của một nam giới, cô ấy viết cho nữ hát hay hơn, Nguyễn Ðình Toàn cũng có nghề ...

Tôi nhớ ca khúc Mong manh (La plus en plus fragile) gặp phải nhiều từ tiếng lóng của dân Paris, nên buộc phải đi tìm tụi Tây hỏi cặn kẽ. Sau đó rất nhiều người thích bản này, ca sĩ Ý Lan cũng đã nổi lên từ Mong manh. Khi gặp phải nội dung mà cuộc đời mình từng trải nghiệm thì tiến hành rất nhanh như là Dòng sông tuổi nhỏ (La Maritza /Sylvie Vartan), do giai điệu quá hay và ca khúc đã khiến tôi nhớ về dòng sông tuổi thơ tôi ở Ninh Hòa - Nha Trang. Tôi hoàn thành ca khúc này trong hai tiếng đồng hồ. Cũng có không ít ca khúc "ngậm nhấm" từ 3 ngày đến 1 tuần.

Chuyển ngữ là sự sáng tạo bằng ngôn ngữ, vừa toát lên chất thơ, vừa mềm, uyển chuyển phù hợp giai điệu lẫn nội dung, mà đã gọi là sáng tạo thì không bao giờ vừa lòng những gì mình đã nghĩ ra. Tôi nễ PD trong ca khúc
Mối tình xa xưa (Célèbre valse) có câu dans le soir qui meurt nghĩa đen là trong một chiều đang chết, ông đã chuyển thành trong chiều dần im hơi, hay NĐT qua ca khúc Lá mùa thu (Les feuilles mortes), từ câu sourit toujours et remercie la vie nghĩa đen là luôn cười và cám ơn đời, được chuyển thành cười cám ơn đời dẫu cho người có đổi thay.

Về ca khúc Hôm nay không sữa (No milk today). Chai sữa có liên quan gì ?

Ở Tây, Mỹ mỗi ngày có người đi giao sữa, giao báo. Mỗi ngày, chủ nhà cứ để chai sữa đầu hiên nhà để đổi chai mới. Tác giả mượn chai sữa để nói lên tình yêu, hai người đang sống
có anh tươi như nắng trời, đắm đuối cho em biết cười, nhưng mà nếu không tin nhau, rời nhau, căn nhà thiếu một người trở nên vắng như cung thánh, người còn lại thiết gì mua sữa uống nữa, bởi vậy nhìn chai sữa nằm lăn lóc trong góc nhà mà buồn, hôm nay không sữa, tiếc thương bao nhiêu ngày xưa. Tác giả đã mượn chuyện thật đơn giản để nói về tình yêu, ở ta ít nhạc sĩ đem văn hóa đời thường như thế vào trong ca khúc, trái lại thấy dùng nhiều từ hoa mỹ để nói về tình yêu.

"Thủ bút" của Trần Xuân Thanh trong tuyển tập TÌNH CA NHẠC TRẺ 8

Hai thằng bạn ngày nào, bây giờ cuối đời một thằng vẫn xe thồ (mới khoe con tao đã vào đại học), thằng kia đạp xích lô (hết năm này hy vọng tao hết nợ) vẫn "hân hoan" bên chai rượu đế "giải mõi" mỗi chiều: Hoàng Duy Cư và Ngô Quang Liệu (nhận là bà con xa 100 km với tướng Ngô Quang Trưởng)

http://mp3.zing.vn/mp3/nghe-bai-hat/Je-Suis-Party-Christophe.IWZCUI9E.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét